Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Xuất hiện vết bầm tím kèm xuất huyết tự nhiên trên da, có đáng lo?

Khi thấy vết bầm tím không rõ nguyên nhân trên cơ thể, nhiều người nghĩ đó là do “ma cỏ” hoặc “chó ma”, nhưng theo y học, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo về vấn đề sức khỏe.

 Vết bầm tím xuất huyết trên da là gì?

Theo các bác sĩ tư vấn sức khỏeVết bầm tím thường là kết quả của chấn thương da hoặc sự vỡ mạch máu trong quá trình vận chuyển máu qua lại giữa tim, mô và cơ quan trong cơ thể. Mạch máu bị vỡ khi tổn thương hoặc suy yếu, dẫn đến thoát hồng cầu ra khỏi mạch và tạo thành các mảng bầm có màu đen, vàng, xanh dương, được y học gọi là tình trạng xuất huyết trên da.

Thường thì, tình trạng bầm tím sẽ tự giảm sau một vài tuần. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm, dễ nhầm lẫn.

Nguyên nhân xuất hiện các vết bầm tím trên da

Giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho hay, Nguyên nhân xuất hiện vết bầm tím trên da có thể do các yếu tố sau:

  • Bệnh tiểu đường (đái tháo đường)

Cơ thể thường xuyên xuất hiện vết bầm tím do xuất huyết mao mạch, khi mạch máu, da, và thần kinh suy yếu do đường huyết tăng cao.

  • Tập thể dục quá mức

Tập thể dục cường độ cao có thể làm tổn thương mạch máu nhỏ, gây ra các vết bầm tím.

  • Lão hóa

Sự giảm sản sinh collagen và mất mỡ bảo vệ da khiến người già dễ bị vết bầm tím.

  • Rối loạn máu

Trong các rối loạn máu như haemophilia, máu khó đông và có thể gây vết thâm tím dễ dàng.

  • Bầm tím do thuốc

Một số loại thuốc như aspirin, thuốc tránh thai, và các loại khác có thể làm da dễ bị bầm tím.

  • Bệnh ban xuất huyết

Máu thoát ra từ mao mạch nhỏ, tạo nên hàng nghìn vết bầm tím nhỏ, thường đi kèm với ngứa.

  • Thiếu vitamin

Thiếu hụt các loại vitamin như C, B12, K, và P có thể gây nên vết bầm tím do ảnh hưởng đến sức khỏe mạch máu và quá trình sản xuất collagen.

  • Mất cân bằng nội tiết

Thiếu estrogen, hormone sinh dục nữ, có thể làm yếu mạch máu và gây ra các vết bầm tím, thường xuất hiện trong các giai đoạn như mãn kinh, sử dụng thuốc kích thích tố hoặc thai kỳ.

 Cách xử trí vết bầm tím xuất huyết

Theo các bác sĩ, giảng viên Cao đẳng DượcĐể xử trí vết bầm tím xuất huyết, bạn có thể thực hiện các bước sau:

  • Chườm lạnh

Sử dụng túi nước đá hoặc túi rau đông lạnh chườm lên vùng da bị ảnh hưởng trong khoảng 20-30 phút để giảm sưng và tăng tốc quá trình phục hồi. Hãy quấn túi nước đá trong một khăn trước khi áp dụng lên da để tránh làm tổn thương da.

  • Nâng chân lên cao

Nâng chân lên cao, đặc biệt trong 24 giờ đầu tiên nếu vết bầm tím chiếm một diện tích lớn ở chân hoặc bàn chân. Điều này giúp giảm áp lực máu và hỗ trợ quá trình làm dịu vết thương.

  • Sử dụng acetaminophen

Sử dụng acetaminophen (paracetamol) để giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ. Tránh sử dụng aspirin hoặc ibuprofen, vì chúng có thể làm chậm quá trình đông máu và tăng thời gian chảy máu.

  • Chườm ấm

Dùng khăn ấm chườm lên vết bầm tím trong khoảng 10 phút hoặc lâu hơn sau khoảng 48 giờ kể từ khi bị thương. Thực hiện 2-3 lần mỗi ngày để tăng lưu lượng máu đến vùng bầm tím, giúp da hấp thu máu nhanh chóng hơn và làm mờ dần vết thâm.