Viêm khớp dạng thấp là một rối loạn tự miễn, với tổn thương cơ bản bắt đầu ở màng hoạt dịch của khớp. Bệnh gây ra những cơn đau dai dẳng cả ngày và đêm. Và có 5 điều sau nhất định bạn cần biết để hiểu rõ hơn về căn bệnh này và sẵn sàng phòng ngừa bệnh hiệu quả.
- Bác sĩ tư vấn: Hậu quả của thoái hóa đốt sống cổ thế nào?
- Bác sĩ chỉ ra những chấn thương chúng ta gặp nhất ở đầu gối
- Bác sĩ tư vấn: Những chấn thương hay gặp nhất ở đầu gối
Viêm khớp dạng thấp xảy ra do yếu tố di truyền
Nguyên nhân nào gây nên bệnh viêm khớp dạng thấp?
Theo Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, rối loạn miễn dịch là nguyên nhân chính gây nên viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra cũng có nhiều nghiên cứu cho rằng bệnh có liên quan tới yếu tố di truyền, tuổi tác và nhiễm trùng.
– Di truyền: nhóm đối tượng này thường có sức đề kháng yếu. Họ rất dễ bị tổn thương do các vi khuẩn, virus bên ngoài tấn công. Lúc này, bạch cầu không chỉ tiêu diệt các chủng vi sinh vật gây bệnh mà còn tấn công cả màng hoạt dịch, từ đó gây đau và viêm tại đây.
Khi chịu ảnh hưởng của các phản ứng viêm, màng hoạt dịch sẽ sưng phồng lên và chèn ép, thậm chí phá hủy lớp sụn khớp nếu không được can thiệp sớm. Ngoài ra, viêm màng hoạt dịch còn tác động đến các dây chằng xung quanh, khiến dải mô mềm này suy giảm chức năng và khiến khớp biến dạng.
– Tuổi tác: người có tuổi tác càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn. Với người cao tuổi, các sụn bao bọc khớp đã bị lão hóa hết khiến cho các khớp va chạm vào nhau và gây nên đau buốt.
– Nhiễm trùng: nếu chấn thương nặng có thể gây ra nhiễm trùng trong cấu trúc xương, từ đó gây viêm màng hoạt dịch, Sụn bọc khớp lúc này bị phá hủy và bị tổn thương trong thời gian dài.
Triệu chứng thường gặp của bệnh là gì?
Bác sĩ chuyên khoa – Xương khớp cho biết, đối với người mắc phải bệnh này, rất dễ nhận thấy có những triệu chứng thường gặp sau:
– Đau, sưng khớp có tính chất đối xứng, lan tỏa đặc biệt ở các khớp nhỏ và nhỡ. Điển hình như ngón tay, ngón chân, bàn tay và bàn chân.
– Xuất hiện hiện tượng cứng khớp vào buổi sáng, thường kéo dài khoảng 1 tiếng.
– Khó giữ thăng bằng khi đi lại như bình thường.
– Suy giảm khả năng vận động.
– Mệt mỏi, sụt cân không rõ lý do và suy nhược cơ thể. Tùy vào từng trường hợp có thể sốt hoặc không sốt trong quá trình tiến triển bệnh.
Chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp ngăn chặn căn bệnh ghé thăm
Phòng ngừa bệnh viêm khớp ngay tại nhà
Giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ thêm, Chủ động quan tâm tới sức khỏe và có ý thức phòng ngừa bệnh là cách duy nhất hạn chế viêm khớp tìm đến.
– Xây dựng lịch biểu tập thể dục mỗi ngày, kéo dài khoảng 30-60 phút. Lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng, không quá sức để giúp các cơ khớp được vận động đầy đủ.
– Quan tâm tới cân nặng và duy trì ở mức độ hợp lý với cơ thể.
– Hạn chế đứng, ngồi quá lâu; ít vận động.
– Không ăn thực phẩm giàu protein, chất béo, nhóm thực phẩm nhiều muối. Nên bổ sung các nhóm thực phẩm giàu canxi và vitamin D nhằm tăng cường sức khỏe cho xương khớp.
– Duy trì kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần giúp phát hiện sớm dấu hiệu bất thường và có phương pháp điều trị kịp thời.