Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Tìm hiểu những công dụng chữa bệnh thần kỳ từ cây Cau

Nhắc đến cây Cau chắc hẳn không ai trong mỗi chúng ta không biết đến loại cây thân thuộc được trồng khá nhiều ở nước ta, đây là một loại cây thuốc với nhiều công dụng chữa bệnh tốt cho sức khỏe con người.

Cau và những công dụng chữa bệnh thần kỳ

Cau và những công dụng chữa bệnh thần kỳ

Thông tin cần biết về cây Cau

Theo tìm hiểu của các lương y tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM, cau là cây có xuất sứ từ Malaysia, sau được nhập trồng sang các nước khác ở Đông Nam Á và Nam Á, sang cả Madagasca và Đông Phi. Cau không chỉ được trồng làm cảnh hay lấy quả ăn trầu mà còn áp dụng vào nhiều bài thuốc Đông y với nhiều công dụng chữa bệnh hữu ích.

Chế biến cau để làm thuốc, dân gian thường thu hái những quả cau già lấy hạt và vỏ của quả. Hạt đem đi phơi hoặc sấy khô. Khi dùng đem hạt khô ngâm nước 2-3 ngày cho mềm, Mỗi ngày thay nước một lần (không nên ngâm vào dụng cụ bằng sắt, vì trong hạt có tanin). Sau đó vớt ra để ráo nước, thái mỏng , phơi hoặc sấy ở nhiệt độ 40-50oC tới độ ẩm dưới 10% (không được sao). Vỏ quả Cau đem rửa sạch, ủ mềm một đêm, xẻ tơi, phơi hoặc sấy khô tới độ ẩm dưới 10%, tẩm rượu sao (tùy theo đơn) có thể nấu thành cao đặc. Cần bảo quản nơi khô ráo để tránh mốc mọt.

Theo nguyên cứu của các giảng viên Cao đẳng Dược tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM trong cau có chứa các thành phần hóa học cụ thể như Hạt chứa tanin catechin, 70% trong hạt non ,15-20% trong hạt già; lipid 14% gồm olein, laurin, myristin; glucid 50-60%; muối vô cơ 5%; alcaloid 0,5% guvacin, arecolin, arecaidin, guvacolin.

Theo Đông y, hạt cau gọi là Tân lang (檳 榔),  có vị cay, đắng, chát, tính ấm, có tác dụng khu trùng, hành khí, tiêu tích, đạo trệ, lợi thủy, tiêu thũng; thường dùng trị bệnh sán xơ mít, giun đũa, sán lá, thủy thũng cước khí, chữa sốt rét, kích thích tiêu hóa, chữa viêm ruột, ỉa chảy, chốc đầu. Thường dùng 0,5-1g trong ngày, dùng trục giun sán với liều cao hơn. Vỏ quả cau còn gọi Đại phúc bì (大腹皮), có vị ngọt, hơi the, tính ấm , có tác dụng hành khí đạo trệ, lợi thủy tiêu thũng; dùng trị bụng đầy, thực tích, thấp trở khí trệ gây bụng trướng khó chịu, thủy thũng, bí đại tiểu tiện, cước khí. Thường dùng với dạng thuốc sắc lấy nước uống, dùng 6-12g/ngày.

Cau và một số ứng dụng vào các bài thuốc chữa bệnh thông dụng

Cau và một số ứng dụng vào các bài thuốc chữa bệnh thông dụng

Cau và một số ứng dụng vào các bài thuốc chữa bệnh thông dụng

  • Chữa bệnh chốc đầu ở trẻ em: Dùng hạt cau mài lấy bột hòa với dầu mè bôi lên vùng bị chốc.
  • Có tác dụng cầm máu: Dùng hạt cau mài lấy bột hạt cau rắc lên vết thương.
  • Chữa liệt dương: Rễ cau nổi trên mặt đất 20-30g, cắt nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, ngày uống 2 lần.
  • Chữa đầy trướng bụng, khó tiêu: Dùng 10g hạt Cau, Sơn tra 10g, sắc lấy nước uống. Hoặc dùng Vỏ quả cau, Hạt cải củ, Mầm lúa mạch mỗi thứ 15g sắc uống.
  • Trị đau bụng vì táo bón, kiết lỵ mót rặn, đi cầu khó: Hạt cau 10g, Đại hoàng 8g, Mộc hương 6g , sắc uống.
  • Chưa bụng trướng, phù thũng, đại tiểu tiện không thông: Hạt cau 15g, Đại hoàng 8g, Trạch tả 15g , Mộc thông 6g, sắc uống. Hoặc dùng Vỏ quả cau 10g, Vỏ nấm phục linh 15g, Mộc thông 6g, sắc lấy nước uống.
  • Trục giun đũa: Dùng khoảng 21 hạt cau tán mịn, lưu ý nên nhịn ăn trước khi dùng, chia uống làm 2-3 lần trong một ngày với nước sắc vỏ quả cau.
  • Có công dụng xổ sán xơ mít: Buổi sáng, lúc đói, ăn 40-100g hạt bí đỏ đã bóc vỏ, sau đó 2 giờ, uống nước sắc Hạt cau với liều 50-80g tùy người , đun với 500ml nước, sắc còn 150ml uống một lần; nửa giờ sau uống một liều thuốc tẩy. Nằm nghỉ đợi khi buồn đi ngoài thì đi vào một chậu nước ấm.
  • Chữa sốt rét: Hạt cau 2g, Cát căn 4g, Thảo quả 2g, Thường sơn 6g , nước 600ml, sắc lấy nước còn 200ml, ngày uống 3 lần.

Một số điều cần lưu ý, mới đây Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) vừa công bố danh sách 116 nguyên nhân được coi là làm tăng khả năng gây ra ung thư ở con người, trong đó có tục ăn trầu cau (nhai với vôi, có hoặc không có thuốc lào) cũng là thủ phạm quan trọng. Một nghiên cứu tại Đài Loan trước đó cũng đã khẳng định chất arecoline và arecaidine có trong cau có thể gây ra những biến đổi trên DNA làm tăng nguy cơ ung thư. Do đó hiện nay ngành y tế đang khuyến cáo mọi người không nên trầu cau để phòng tránh ung thư vòm họng.