Tại sao Bác sĩ Việt Nam có quá nhiều nỗi sợ như vậy?
Sợ cấp trên đánh giá kém, sợ bị đền tiền, sợ bị khiếu nại, sợ bị đâm… là những nỗi sợ rất vô lý đang bủa vây Bác sĩ Việt Nam hàng ngày, vì đâu họ vẫn chấp nhận sống với nghề như vậy?
- Đâm bạn trai, nữ Bác sĩ tim mạch được thả vì “quá giỏi để đi tù”
- Liên thông Cao đẳng Dược cấp bằng Cao đẳng chính quy đạt chuẩn Bộ Y Tế
- Tiềm năng của ngành Xét nghiệm Y học trong tương lai
Tại sao Bác sĩ Việt Nam có quá nhiều nỗi sợ như vậy?
Có người từng hỏi tôi rằng: Làm Bác sĩ sợ điều gì nhất?
Thật khó để trả lời đầy đủ. Làm Bác sĩ có rất nhiều nỗi trăn trở khó nói, làm bác sĩ ở Việt Nam còn nhiều nỗi sợ hơn, đặc biệt là những nỗi sợ đến từ bệnh nhân, thân nhân của họ, báo chí…thậm chí là sợ người trong ngành, những nỗi sợ thật sự rất vô lý.
Sợ cấp trên đánh giá kém. Nếu bị cấp trên đánh giá kém, sẽ không được giao bệnh nhân cho điều trị, không được cho đi học nếu tôi muốn học thêm Văn bằng 2 Cao đẳng Dược để tìm hiều thêm kiến thức Dược học, trình độ chuyên môn liên quan đến Y và Dược sẽ không phát triển được. Cùng với nỗi sợ này là sợ làm phật lòng “đàn anh” và các thầy. Nếu phật lòng đàn anh hay các thầy, sẽ không ai dạy dỗ cho, chuyên môn sẽ chẳng khá lên được. Chung nhóm với nỗi sợ này là sợ bị báo phỏng vấn rồi đăng sai chức danh. Có anh Điều dưỡng viên phải chạy tới chạy lui đính chính với giám đốc Bệnh viện rằng “báo đăng sai chứ tui không có nói tui là giám đốc”. Vì anh ta sợ ông giám đốc nghĩ rằng, chắc nó muốn lên thay mình đây.
Cùng loại với nỗi sợ này là sợ bị đền viện phí. Bệnh nhân trốn viện không thanh toán viện phí: Đền. Sự cố y khoa: Đền. Bệnh nhân khời kiện: Đền. Gần đây còn có loại đền đặc biệt, cứ mỗi khi bệnh nhân có vẻ chuẩn bị khiếu kiện: Đền luôn.
Tuy nhiên, những nỗi sợ đó không kinh hoàng bằng nỗi sợ bị bệnh nhân khiếu nại, tôi thấy thật bất công khi họ khiếu nại người đã cứu tính mạng, là “ân nhân” của họ. Mỗi lần bệnh nhân khiếu nại, chưa biết đúng sai, nhưng ở Việt Nam, gần như mặc nhiên là Bác sĩ sai, bởi theo quan niệm của họ người dân luôn vô tội, Bác sĩ ắt phải “hành hạ” bệnh nhân thế nào thì mới bị khiếu nại.
Mỗi lần có tin tức Y tế đưa tin bệnh nhân khiếu nại, người bác sĩ hay Dược sĩ, Điều dưỡng họ đều cảm nhận được sự cô đơn một cách rất rõ ràng. Đồng nghiệp thì ngó lơ, cấp trên sợ bị ảnh hưởng đến danh tiếng, nên bất kể chưa biết người Bác sĩ đó đúng sai thế nào nhưng đều bị kỷ luật liền. Bệnh nhân khác nghe nói bác sĩ bị kiện, bị kỷ luật thì nghi ngại, coi khinh… Bác sĩ bị bủa vây bởi những cái nhìn dè bỉu của mọi người xung quanh, chìm trong sự cô độc.
Bác sĩ Việt Nam sợ bị đánh, sợ bị khiếu nại, sợ bị hiểu nhầm…
Một nỗi sợ nữa, nỗi sợ này thật sự kinh hoàng đó là sợ bị đánh, bị đâm, nhất là khi cấp cứu hoặc chữa bệnh nặng, khi người nhà hoặc bệnh nhân lớn tiếng, sợ chiếc áo Blouse bị nhuộm đỏ bởi máu của chính mình. Nhiều bác sĩ sức vóc hơn người, đai đen, nhưng cũng rất sợ chuyện này. Đơn giản chỉ là khi bệnh nhân đánh, đâm bác sĩ, thì đấy là họ bị bức xúc, hoặc do trạng thái bệnh lý. Còn bác sĩ mà tự vệ, thì bị gọi ngay là loại vô lương tâm, vi phạm y đức.
Đến đây chắc bạn sẽ hỏi: Tại sao bác sĩ toàn sợ chuyện gì đâu vậy? Thế về chuyên môn thì sao? Không có gì đáng sợ sao?
Có chứ. Bác sĩ sợ nhất những ca bệnh mà bệnh nhân tự chữa, tới khi “đường cùng” mới vô bệnh viện đòi bác sĩ phải chữa cho khỏi. Bác sĩ sợ những người bệnh như vậy lắm. Giải thích thì họ không nghe, cứ nhất quyết phải chẩn bệnh giống như họ nghĩ thì họ mới chịu. Cho toa thuốc thì không chịu uống, hoặc uống một nửa, lúc nào thích thì uống. Tới khi bệnh nặng, chữa không giảm hay nặng thêm, thì lại quay ra chê bai bác sĩ, hoặc cho là bác sĩ vô lương tâm, không chịu chữa.
Thế các bác sĩ Việt Nam không sợ gặp bệnh nặng, ca khó chữa trị sao?
Cái đấy thì không rồi. Các bác sĩ không sợ bệnh nặng, bệnh khó. Họ chỉ sợ không được học hỏi đầy đủ để chuẩn bị cho việc gặp các ca đó.Và quan trọng hơn, các bác sĩ sợ bệnh nhân và người nhà không hiểu rằng bệnh của họ khó chữa, mà cứ nhất mực cho rằng bác sĩ vòi vĩnh phong bì rồi suy diễn đủ thứ.
Thế các bác sĩ không sợ bị lây bệnh à?
Cái đấy thì có. Ngay từ khi học ở các Trường Đại học, Cao đẳng Y Dược chúng tôi đã được thầy cô xác định sẵn tinh thần cho chúng tôi, làm trong ngành Y, việc tiếp xúc với dịch bệnh, bệnh truyền nhiễm là không thể tránh khỏi. Nhưng vì bệnh nhân, đội ngũ các Y bác sĩ, Dược sĩ, Điều dưỡng viên chúng tôi có thể vượt qua nỗi sợ hãi. Họ chỉ sợ khi lãnh đạo vì tiếc tiền mà không trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ, hoặc vì nhận thức kém mà cắt bớt hay không thực hiện các qui trình chuyên môn để phòng tránh lây nhiễm cho bác sĩ và những nhân viên y tế khác.
Bác sĩ, Điều dưỡng viên còn phải chịu đựng nhiều nỗi sợ khác
Các bác sĩ còn phải chịu đựng nhiều nỗi sợ khác, không thể kể hết được. Với bấy nhiêu nỗi sợ, có vẻ như cuộc sống của các bác sĩ luôn chìm ngập trong sợ hãi. Chính vì vậy, khi phỏng vấn một vài sinh viên Cao đẳng Y Dược họ cho biết bố mẹ làm Bác sĩ và nhưng lại khuyên con cái mình thôi đừng học y khoa, nhưng với tình yêu nghề, dù biết sẽ phải đối mặt với nhiều nỗi sợ nhưng họ vẫn luôn giữ vững tinh thần theo đuổi đến cùng.