Hormon hay còn gọi là nội tiết tố là một chất hóa học có tác dụng sinh lý đến các tế bào hoặc các mô trong cơ thể do một nhóm tế bào hoặc một tuyết nội tiết bài tiết ra.
- Thời điểm “vàng” giúp các mẹ dễ thụ thai nhất trong tháng
- Những đối tượng nào không nên sử dụng Rượu?
- Cảnh báo tình trạng zombie hóa ở trẻ nhỏ
Tác dụng của hormon tuyến giáp đối với cơ thể
Ở cơ thể động vật, các phân tử hormon do tuyến nội tiết sản sinh ra được tiết trực tiếp vào máu, trong khi các hormon tuyến ngoại tiết sẽ được tiết vào các ống dẫn và được khuếch tán từ tế bào này đến các tế bào khác hoặc chúng có thể chảy vào máu. Một trong những tuyến nội tiết lớn và quan trọng nhất trong cơ thể đó là tuyến giáp tạng. Tuyến giáp tạng sản xuất ra 2 loại hormon thyroxin (T4) và triiodothyronin (T3), chúng có vai trò quan trọng trong sự phát triển bình thường và chuyển hóa năng lượng của cơ thể.
Để tìm hểu thêm về tác dụng của loại hormon này lên cơ thể như thế nào chúng ta cùng trò chuyện với bác sĩ Chu Hòa Sơn hiện đang là giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur. “Thưa bác sĩ, bác sĩ có thể cho chúng tôi biết những tác dụng của hormon tuyến giáp lên cơ thể như thế nào?”
Hormon tuyến giáp có những vai trò quan trong lên sự phát triển, chuyển hóa của cơ thể, ngoài ra nó có có tác dụng lên hệ thần kinh cơ, hệ tim mạch, cơ quan sinh dục và các cơ quan khác.
Thứ nhất, hormon tác dụng lên sự phát triển của cơ thể. Hormon tuyến giáp có vai trò quan trọng trong sự phát triển và hoàn thiện cơ thể và tác dụng của hormon tuyến giáp chủ yếu trong thời kì trẻ đang lớn: làm tăng tốc độ phát triển, kích thích sụn liên hợp hoạt động sinh xương làm xương phát triển nhanh theo chiều dài, tăng nhanh cốt hóa xương dài, tăng phát triển tổ chức thần kinh và tổ chức cơ. Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển não trong thời kì thai kì bào thai và trong những năm đầu sau khi sinh, nếu trong thời kì mang thai mẹ bị thiếu hormon tuyến giáp thì sự trưởng thành và phát triển của não sẽ bị chậm lại, não đứa trẻ nhỏ hơn bình thường và trí tuệ kém phát triển. Nhược năng tuyến giáp ở trẻ đang lớn sẽ gây chậm phát triển cơ thể, trẻ bị lùn không cân đối, chức năng hầu hết cơ quan bị suy giảm.
Tiếp theo là tác dụng của hormone tuyến giáp lên quá trình chuyển hóa năng lượng. Theo Bác sĩ Hormon làm tăng hầu hết các hoạt động chuyển hóa của hầu hết các mô trong cơ thể: tăng tốc độ các phản ứng hóa học, tăng sử dụng oxy ở tế bào và tăng chuyển hóa vật chất để cung cấp năng lượng.
- Tác dụng lên chuyển hóa glucid: tăng chuyển hóa glucid ở hầu hết các giai đoạn của quá trình chuyển hóa glucid như tăng thoái hóa glucid ở tế bào và phân giải glycogen ở gan, tăng tạo đường mới ở gan và tăng hấp thu glucid ở ruột đồng thời tăng tiết insulin.
- Tác dụng trên chuyển hoá lipid: làm tăng chuyển hóa tất cả các giai đoạn của chuyển hóa lipid vì lipid là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu của cơ thể; tăng thoái hóa cholesterol tăng thải qua mật rồi thải ra ngoài theo phân.
- Tác dụng trên chuyển hóa protid: vừa làm tăng tổng hợp protein vừa làm tăng thoái hóa protein. Khi hormon giáp được bài tiết nhiều khi các kho dự trữ protein bị huy động và giải phóng acid amin vào máu dẫn đến cơ thể sẽ bị gầy sút.
Hormon tuyến giáp tác dụng lên hệ thần kinh cơ
Thứ ba, hormon tuyến giáp tác dụng lên hệ thần kinh cơ:
- Tác dụng trên hệ thần kinh trung ương: làm tăng khả năng hưng phấn của hệ thần kinh và giúp cho sự phát triển của tổ chức thần kinh cả về kích thước lẫn chức năng, đặc biệt là vỏ não.
- Tác dụng trên chức năng cơ: làm tăng hoạt động của synap, do đó rút ngắn thời gian dẫn truyền xung động qua synap. Nếu tăng nhẹ thì làm tăng phản ứng, nếu tăng nhiều thì cơ trở nên yếu do tăng thoái hóa protein của cơ, nếu thiếu cơ trở nên chậm chạp. Do vậy theo các bác sĩ tư vấn: người cường giáp thường thời gian phản xạ gân xương ngắn, run cơ. Ngược lại người nhược giáp thì thời gian phản xạ gân xương kéo dài.
- Tác dụng trên giấc ngủ: ưu năng giáp thường gây khó ngủ vì làm tăng hoạt hóa synap còn nguời nhược năng thường ngủ nhiều.
Thêm vào đó, hormon giáp có ảnh hưởng rõ rệt đến hệ tim mạch.
- Tác dụng trên mạch máu: làm giãn mạch ngoại vi ở hầu hết các mô nên làm tăng chuyển hóa ở các mô, tăng lượng máu đến da do có nhu cầu tăng giải nhiệt.
- Tác dụng trên nhịp tim: làm tăng nhịp tim nhanh hơn tăng lưu lượng tim do hormon giáp kích thích trực tiếp lên tế bào cơ tim và còn tác dụng gián tiếp qua hệ giao cảm nên làm cho nhịp tim nhanh và mạnh.
- Tác dụng trên huyết áp: làm tăng huyết áp tâm thu do làm tim đập nhanh và mạnh, ngược lại gây giảm huyết áp tâm trương do giãn mạch
Ngoài ra, hormon giáp cần cho sự phát triển bình thường của cơ quan sinh dục khi còn trẻ và sự hoạt động bình thường của cơ quan này khi trưởng thành. Ở nam giới thiếu hormon giáp làm mất khả năng tình dục, nếu thiếu quá nhiều thì dẫn tới bất lực về hoạt động tình dụ Ở nữ giới nếu thiếu hormon tuyến giáp thường gây rong kinh, đa kinh, nếu thừa thì lại gây ít kinh hoặc vô kinh và giảm cảm giác tình dục
Cuối cùng là những tác dụng lên các cơ quan khác:
- Tác dụng trên tuyến nội tiết khác: hormon giáp làm tăng mức bài tiết của phần lớn các tuyến nội tiết khác đồng thời làm tăng nhu cầu sử dụng hormon ở các mô.
- Tác dụng trên hô hấp: hormon giáp làm tăng chuyển hóa nên làm tăng như cầu sử dụng oxy và tạo nhiều CO2 do đó làm tăng nhịp thở và tăng độ sâu của hô hấp để đáp ứng nhu cầu chuyển hóa tăng.
- Tác dụng trên cơ quan tiêu hóa: hormon giáp làm tăng bài tiết dịch vị và vận động đường tiêu hóa, tăng như động ruột có thể gây ỉa chảy. nếu thiếu hormon giáp có thể gây táo bón
Một số bệnh lý liên quan đến hormon tuyến giáp gồm có: ưu năng tuyến giáp (cường giáp), nhược năng tuyến giáp (suy giáp), suy giáp bệnh sinh, bệnh bướu cổ đơn thuần, ung thư tuyến giáp.