Số lượng bệnh nhân mắc lao ngày càng có xu hướng gia tăng, nguyên nhân chính là do bệnh nhân không tuân thủ phác đồ điều trị của các Bác sĩ chuyên khoa.
- Bật mí công dụng chữa bệnh từ cây Trang leo
- 5 cách phòng chống bệnh ung thư được bác sĩ khuyến cáo
- Bác sĩ tư vấn nhận biết triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ
Phác đồ điều trị lao phổi mới nhất của WHO ban hành năm 2017
Thông tin về điều trị bệnh lao tại Việt Nam hiện nay
Theo những tin tức y tế mới nhất, hiện nay Việt Nam đang áp dụng phác đồ điều trị lao kháng thuốc kéo dài từ 19 – 24 tháng với tỷ lệ thành công trên 70%. Tuy phác đồ này mang lại hiệu quả nhưng do thời gian điều trị kéo dài, kết hợp nhiều loại thuốc chống lao có độc tính cao dẫn tới tỷ lệ bệnh nhân không dung nạp thuốc và bỏ điều trị cao.
Phác đồ điệu trị lao trong 8-9 tháng áp dụng cho lao phổi mới, điều trị lao lại (lao kháng thuốc), lao phổi cho trẻ em với các loại thuốc hay dùng, phổ biến như: Isoniazid: H, Rifampicin: R, Streptomycin: S. Phác đồ mới điều trị lao kháng thuốc rút ngắn xuống còn 9 tháng đã được thí điểm, kiểm nghiệm và Việt Nam bắt đầu đưa vào áp dụng sẽ mang lại nhiều cơ hội, thuận lợi cho bệnh nhân trong điều trị. Với phác đồ này bệnh nhân được rút ngắn quá một nửa thời gian điều trị so với phác đồ cũ.
Dấu hiệu nhận biết bệnh lao
Bệnh lao phổi là bệnh gì?
Bác sĩ Chu Hòa Sơn hiện đang công tác tại Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, lao phổi là một bệnh truyền nhiễm, bệnh hoàn toàn có thể được điều trị khỏi nếu bệnh nhân tuân thủ phác đồ điều trị của các Bác sĩ chuyên khoa.
Bệnh lao phổi ở giai đoạn đầu thường khó phát hiện, chỉ khi bệnh nhân xuất hiện những biểu hiện như Ho, khó thở,…thì bệnh đã ở giai đoạn muộn và khó điều trị hơn. Tuy nhiên, nếu người bệnh quan sát và theo dõi thường xuyên thì vẫn có thể thấy một số biểu hiện thường gặp của bệnh lao phổi như:
- Ho khạc đờm: Những bệnh về phổi thường sẽ có triệu chứng ho. Tuy nhiên, nếu bạn ho trên 3 tuần, có đờm và dùng thuốc kháng sinh không khỏi thì có khả năng bạn đang mắc phải bệnh lao phổi.
- Ho ra máu: Hơn 60% người mắc bệnh này sẽ có triệu chứng ho ra máu
- Đau ngực, khó thở: Việc ho thường xuyên sẽ làm phế quản bị tổn thương, khiến khả năng trao đổi khí trở nên khó khăn làm cho người bệnh có biểu hiện đau tức vùng ngực kèm theo khó thở.
- Chán ăn, mệt mỏi và giảm cân nhanh chóng
- Sốt kèm theo mồ hôi lạnh
Có rất nhiều thuốc được áp dụng trong điều trị bệnh lao
Phác đồ điều trị lao phổi mới nhất hiện nay
Các thuốc hay dùng:
- Isoniazid: H
- Rifampicin: R
- Pyrazinamid: Z
- Ethambutol: E
- Streptomycin: S
Điều tri lao mới: Bệnh nhân sẽ sử dụng phác đồ 2SHRZ/6HE
Dược sĩ Đặng Nam Anh giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nhận định, phác đồ điều 2SHRZ/6HE được áp dụng trong một số trường hợp sau:
- Điều trị cho tất cả các bệnh nhân lao mới
- Sau 2 tháng tấn công nhưng Xét nghiệm AFB vẫn (+) thì dùng thêm 1 tháng HRZ, sau đó chuyển sang điều trị duy trì.
- Sau 5 tháng AFB (+) thì chuyển sang dùng phác đồ điều trị lại.
- Các trường hợp lao phổi nặng, lao màng não, lao kê… có thể kéo dài thời gian điều trị.
Phác đồ điều trị lại: 2SHRZE/1HRZE/5H3R3E3
- 2 tháng đầu điều trị 5 thuốc SHRZE, 1tháng sau dùng HRZE, 5 tháng cuối dùng HRE x 3lần/tuần. Chỉ định:Lao mới điều trị thất bại: sau khi hoàn thành phác đồ nhưng AFB vẫn (+).
- Lao tái phát: sau khi hoàn thành phác đồ AFB (-), nhưng sau bệnh lại tái phát.
Điều trị lao trẻ em: 2HRZ/4RH
- Dùng trong mọi thể lao ở trẻ em.
- Nếu lao nặng: lao màng não, lao kê thì dùng thêm S trong 2 tháng đầu.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, bạn đã nắm được phác đồ để điều trị bệnh lao hiệu quả.
Nguồn: bacsy.edu.vn