Nhiều người vẫn nghĩ bác sĩ là nghề có mức lương cao và ổn định nhưng không phải ai cũng biết được những áp lực công việc người y sĩ luôn phải âm thầm chịu đựng.
- Đào tạo Bác sĩ Gia đình để giảm thiểu sự quá tải của các Bệnh viện
- Bộ Y tế cho phép bác sĩ gia đình chuyển người bệnh vượt tuyến
- Bác sĩ hướng dẫn cách cho trẻ uống thuốc dễ dàng
- Bác sĩ lưu ý những điều cần biết trước và sau khi hiến máu
Theo đuổi nghề y đồng nghĩa với việc phải chấp nhận vất vả và khó khăn
Theo đuổi ngành y học tập tại các trường Cao đẳng Y Dược đồng nghĩa với việc bạn phải chấp nhận những vất vả và khó khăn. Đối với ngành nghề khác những người có trình độ cao thường ít phải làm việc tay chân tuy nhiên đối với ngành y thì điều đó là ngoại lệ.
Thời gian học tập dài
Đối với những người bác sĩ tương lai thì áp lực học hành là điều không thể tránh khỏi. Thay vì phải học 4 năm như những sinh viên các trường khác thì đối với bác sĩ quá trình học tập có thể kéo dài đến tận 8 năm với cường độ cao.
Không những vậy đối với nghề bác sĩ thì việc học hỏi là không ngừng nghỉ nhất là trong thời y học ngày một phát triển như hiện nay.
Nghề bác sĩ với thời gian làm việc nhiều
Đối với những người bác sĩ việc thường xuyên phải trực đêm, công việc quá tải trong thời gian dài đó là việc bình thường, điều đó khiến những người bác sĩ luôn phải làm việc hết công suất. Bác sỹ làm việc bất kể ngày và đêm, thường xuyên phải làm tăng ca khi có bệnh nhân cấp cứu, có trường hợp bác sĩ phải làm việc trong phòng phẫu thuật đến 12 tiếng liên tục để hoàn thành ca mổ của mình.
Bác sỹ là người làm việc bất kể ngày đêm
Ngoài những thời gian làm việc tại các bệnh viện các bác sĩ còn phải tham gia vào các hoạt động nghiên cứu và giảng dạy khác, vì vậy với một người nữ bác sỹ thì thời gian đó đã chiếm trọn cả quãng thời gian thanh xuân của họ, không còn thời gian lo cho gia đình và những việc riêng tư khác thay vào đó là chăm sóc bệnh nhân.
Thường xuyên phải chịu áp lực từ phía người bệnh.
Một số sinh viên đang học tập tại Cao đẳng Y tế Hà Nội cho biết với bác sĩ việc hàng ngày phải chăm sóc hàng chục bệnh nhân là điều hiển nhiên với quỹ thời gian có hạn và số lượng bênh lớn bắt buộc bác sỹ phải làm việc nhanh với hiệu xuất cao. Tuy nhiên người nhà bệnh nhân nào cũng mong muốn bác sỹ có sự quan tâm đặc biệt với người thân của mình và đôi khi có những chỉ trích lời lẽ khó nghe khiến bác sỹ thêm áp lực trong công việc.
Lựa chọn nghề bác sĩ phải chấp nhận áp lực cao từ công việc
Luôn luôn ở trong trạng thái bận rộn, và sẵn sàng đối với những trường hợp cấp cứu. Đối với nhiều trường hợp nghiêm trọng chỉ một sai sót nhỏ của người bác sĩ cũng có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh lớn vì vậy những hành động của bác sĩ luôn phải mang tính quyết đoán và nhanh nhạy.
Thường xuyên phải chịu những áp lực cao từ công việc
Theo các chuyên gia đang tham gia giảng dạy tại các trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội tâm sự rằng bác sỹ làm việc trong khoa cấp cứu thì đôi khi gặp những ca bệnh mà người bình thường chỉ cần nhìn thôi cũng cảm thấy khiếp sợ tuy nhiên họ vẫn phải giữ một “ cái đầu lạnh và trái tim nóng” để có thể xử lý tình huống tốt nhất, chính vì vậy mà nghề bác sỹ cũng đòi hỏi những người có lòng can đảm mới có thể tiếp tục làm công việc cứu người đầy rẫy những áp lực như thế này.
Tuy công việc vất vả nhưng chữa bệnh cho mọi người vẫn là một công việc vô cũng thiêng liêng và là mục tiêu phấn đấu của nhiều người. Có rất nhiều bác sỹ không ngừng nổ lực học hỏi, nâng cao chuyên môn để có thể giúp đỡ được bệnh nhân trong tương lai.
Nguồn: bacsy.edu.vn