Viêm thực quản xảy ra khi niêm mạc thực quản bị viêm do một số nguyên nhân khác nhau. Bệnh lý này thường khởi phát ở người bị trào ngược dạ dày mãn tính, suy giảm miễn dịch (tiểu đường, nhiễm HIV,…), sử dụng thuốc trong thời gian dài và lạm dụng rượu bia.
- Các đường lây nhiễm của bệnh lý viêm gan siêu vi B
- Bác sĩ hướng dẫn chữa đầy bụng khó tiêu tại nhà hiệu quả
- Mắc bệnh viêm dạ dày thì nên ăn gì vào mùa đông?
Trào ngược acid dạ dày là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm ở thực quản
Viêm thực quản là gì?
Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tư vấn, thực quản là cơ quan tiêu hóa nằm giữa cổ họng đến dạ dày, đảm nhiệm vai trò vận chuyển thức ăn. Viêm thực quản là bệnh lý phổ biến, xảy ra khi lớp lót niêm mạc thực quản bị sưng viêm.
Bệnh lý này thường bị nhầm lẫn với trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên trên thực tế viêm thực quản có tiến triển phức tạp, mức độ nguy hiểm và dễ gây biến chứng nguy hiểm nếu không can thiệp kịp thời.
Triệu chứng nhận biết của bệnh viêm thực quản là gì?
Khi viêm thực quản phát sinh, bạn sẽ nhận thấy một số triệu chứng sau đây:
- Đau họng: Tình trạng viêm ở thực quản có thể gây đau họng và vướng nghẹn khi nuốt. Ngoài ra, tình trạng viêm cũng có thể gây chèn ép dây thanh quản, khiến cổ họng sưng đau và khàn tiếng.
- Ợ hơi, ợ chua: Ợ hơi và ợ chua là triệu chứng đặc trưng của các bệnh lý ở thực quản. Triệu chứng này thường xảy ra khi bụng đói – vì đây là thời điểm dạ dày tăng tiết acid nhiều hơn bình thường.
- Đau ngực: Khi ăn no, viêm thực quản có thể làm phát sinh cơn đau tức ngực hoặc đau vùng thượng vị.
- Khó khăn khi ăn uống: Thực quản là cơ quan vận chuyển thức ăn xuống dạ dày. Do đó khi cơ quan này bị viêm, lượng thức ăn được thu nạp có thể gây chèn ép và làm phát sinh triệu chứng đau cổ họng, khó nuốt hoặc đắng miệng.
Ngoài những triệu chứng nói trên, bệnh viêm thực quản còn gây ra tình trạng buồn nôn, chán ăn, ăn không ngon miệng, ho,…
Nguyên nhân nào gây nên viêm thực quản?
Bác sĩ chuyên khoa cho biết, viêm thực quản có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc xác định được nguyên nhân cụ thể sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.
Nguyên nhân gây viêm thực quản, bao gồm:
Do trào ngược acid dạ dày
Trào ngược acid dạ dày thực quản là tình trạng dịch vị dạ dày trào ngược lên cổ họng và thực quản. Bệnh lý này kéo dài có thể làm tổn thương và gây viêm ở niêm mạc cổ họng.
Do dị ứng
Dị ứng thực phẩm cũng có thể nguyên nhân gây viêm thực quản vì cơ quan này có tiếp xúc trực tiếp với “dị nguyên”. Sau khi dung nạp thực phẩm, niêm mạc ở thực quản sẽ tập trung bạch cầu và giải phóng histamine nhằm đối kháng với thành phần có trong thức ăn. Từ đó làm phát sinh hiện tượng sưng viêm thực quản, đau họng, khó nuốt,…
Do nhiễm trùng
Viêm là hiện tượng đặc trưng do nhiễm trùng. Vì vậy bệnh lý này có thể khởi phát do virus, vi khuẩn và nấm. Tuy nhiên thực quản là cơ quan kín, khó tiếp xúc với tác nhân gây hại. Vì vậy nhiễm trùng thường xảy ra ở những đối tượng suy giảm miễn dịch như nhiễm HIV/AIDS, ung thư, sử dụng kháng sinh hoặc thuốc ức chế miễn dịch trong thời gian dài, tiểu đường,…
Do thuốc
Hoạt chất của một số loại thuốc điều trị có thể ứ đọng bên trong niêm mạc, tích tụ và gây viêm thực quản. Các loại thuốc có nguy cơ cao, bao gồm Kali chloride, Quinidine, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), Bisphosphonates, kháng sinh,…
Ngoài những nguyên nhân chính, bệnh viêm thực quản cũng có thể phát sinh do một số yếu tố rủi ro như:
- Suy giảm miễn dịch (nhiễm HIV/AIDS, ung thư máu, lupus ban đỏ, tiểu đường,…)
- Hóa xạ trị
- Tiền sử phẫu thuật vùng ngực
- Mắc hội chứng nôn ói mãn tính
- Thừa cân – béo phì
- Lạm dụng rượu bia và hút thuốc lá trong nhiều năm
- Thoát vị hoành
- Viêm thanh quản mãn tính
Sử dụng thuốc kháng histamine H1 có thể làm giảm triệu chứng do dị ứng thực phẩm
Điều trị bệnh viêm thực quản theo từng nguyên nhân
Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TP HCM cho biết, viêm thực quản khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chính vì vậy, cần áp dụng biện pháp điều trị phù hợp với từng trường hợp để đạt được kết quả khả quan.
Điều trị viêm thực quản do dị ứng
Trong những trường hợp dị ứng thực phẩm nghiêm trọng, bác sĩ sẽ tiến hành cấp cứu kịp thời để hạn chế sốc phản vệ và tử vong. Đối với trường hợp dị ứng nhẹ và kéo dài, bạn cần xác định thực phẩm gây dị ứng và loại trừ nhóm thực phẩm này ra khỏi chế độ ăn.
Sau đó, có thể sử dụng thuốc kháng histamine H1 để làm giảm các triệu chứng dị ứng như ngứa da, sưng cổ họng, khó nuốt,… Với trường hợp dị ứng thức ăn mãn tính khiến không gian trong thực quản bị thu hẹp, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật nếu cần thiết.
Điều trị viêm thực quản do thuốc
Viêm thực quản do thuốc là nguyên nhân có mức độ nhẹ và dễ khắc phục nhất. Để giảm hiện tượng viêm, bạn nên sử dụng thuốc dạng hỗn dịch hoặc uống viên thuốc với một ly nước đầy (250ml) để tránh tồn đọng cặn thuốc ở niêm mạc. Ngoài ra, cần hạn chế nằm sau khi uống thuốc ít nhất 30 phút.
Điều trị viêm thực quản do nhiễm trùng
Trong trường hợp nhiễm trùng thực quản, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân là do virus, vi nấm hay vi khuẩn. Dựa vào kết quả chẩn đoán, bạn sẽ được chỉ định loại thuốc kháng sinh hoặc kháng nấm tương ứng.
Khi sử dụng thuốc kháng sinh, bác sĩ có thể yêu cầu kết hợp với thuốc giảm đau để tránh cảm giác khó chịu do hiện tượng viêm ở thực quản gây ra.
Điều trị viêm thực quản do trào ngược
Trào ngược dạ dày là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm thực quản. Để làm giảm tình trạng này, bạn cần sử dụng thuốc để hạn chế tình trạng acid trào ngược.
Các loại thuốc có thể được sử dụng:
Thuốc kháng acid (Yumangel, Pepsane,…): Nhóm thuốc này có khả năng giảm nhanh tình trạng trào ngược acid, từ đó cải thiện chứng đau thượng vị, ợ nóng và ợ hơi.
Thuốc ức chế bơm proton/ kháng thụ thể H2: Hai nhóm thuốc này có khả năng ức chế quá trình bài tiết dịch vị có hồi phục. Do đó sử dụng nhóm thuốc này có thể hạn chế hiện tượng acid trào ngược lên niêm mạc thực quản.
Thuốc kháng sinh (Amoxicillin, Clarithromycin,…): Kháng sinh có thể được chỉ định trong trường hợp có vi khuẩn Helicobacter pylori.