Ăn dặm BLW là một phương pháp ăn dặm do bé tự quyết định. Trong đó bé sẽ được tự quyền chọn mình muốn ăn gì, ăn bao nhiêu và ăn với tốc độ nào.
- Những tác hại không tưởng của việc mất nước đối với cơ thể
- Tổng hợp 15 bài thuốc quý từ cây rau má
- Mẹo chống nắng mùa hè giúp da bạn không bị đen sạm
Ăn dặm BLW là gì?
Ăn dặm BLW (ăn dặm tự chỉ huy) là một phương pháp ăn dặm do bé tự quyết định. Trong đó bé sẽ được tự quyền chọn mình muốn ăn gì, ăn bao nhiêu và ăn với tốc độ nào? Giống như ăn dặm truyền thống, ăn dặm BLW thích hợp với bé 6 tháng tuổi trở lên.
Mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm BLW như thế nào?
Theo bác sĩ tư vấn trẻ ăn dặm, các mẹ cần chọn cho bé một nơi an toàn để ngồi, hế ăn riêng của bé hay trong lòng cha mẹ đều có thể được khi bé đã sẵn sàng để ăn dặm. Điều tiếp theo mẹ cần chọn các loại thực phẩm dinh dưỡng phù hợp với độ tuổi của con như trái cây, rau củ, phô mai, thịt, trứng luộc và các loại cá. Nên tránh các đồ ăn có đường, muối và đồ ăn nhanh, chế biến sẵn. Không cho bé ăn mật ong cho đến khi đủ 1 tuổi. Thời gian tốt nhất để bắt đầu là khi cả gia đình đang ăn. Đó là cách tuyệt vời để bé cùng tham gia vào bữa ăn với mọi người trong nhà.
Do khả năng cầm nắm của bé chưa thực sự hoàn thiện vì vậy mẹ nên cắt đồ ăn thành hình que hoặc chọn các loại đồ ăn có sợi lớn để bé dễ dàng cầm. Các thực phẩm tuyệt vời cho lần ăn dặm BLW đầu tiên của bé bao gồm: Bơ, chuối, khoai lang, táo mềm, cà rốt nấu chín, củ cải đường, đào, lê, mâ, bí ngô, lòng đỏ trứng, thịt lợn hoặc thịt gia cầm.
Lúc đầu, bé có thể chỉ chơi với thức ăn. Bé sẽ lấy thức ăn một cách vụng về và cố gắng mút chúng như đang bú sữa chứ chưa thể ăn được. Vì vậy mẹ cần cho bé uống sữa mẹ hoặc sữa công thức trong thời gian giữa các bữa ăn. Khi bé bắt đầu ăn được thì lượng sữa sẽ giảm dần.
Các loại thức ăn cần tránh khi bé ăn dặm BLW
Khi cho bé ăn dặm BLW mẹ cần tránh các loại thực phẩm có nguy cơ gây nghẹt thở cao như: nho, cà chua, quả hạch… Các loại đồ ăn dễ gây dị ứng như: mật ong, lòng trắng trứng, các loại hạt (đậu phộng), hải sản, cam quýt cũng không nên cho bé ăn. Nếu gia đình có tiền sử dị ứng, mẹ cần tìm hiểu kĩ và đừng quên bỏ túi cẩm nang sức khỏe này.
Các thực phẩm không lành mạnh và chế biến sẵn như: khoai tay chiên, bỏng ngô, các thực phẩm chứa đường, ngũ cốc ăn sáng, kẹo cao su, kẹo cứng cũng không nên cho bé ăn.
Lợi ích khi bé ăn dặm BLW
Ăn dặm BLW cho bé cơ hội tự khám phá thực phẩm. Điều này sẽ giúp bé có thể ăn được nhiều loại thức ăn sau này. Các bé ăn dặm theo phương pháp truyền thống sẽ thường không cởi mở với các đồ ăn mới. Trong khi những bé ăn dặm theo phương pháp BLW quen với việc nhai và sự đa dạng của đồ ăn nên sẽ dễ dàng hơn trong việc ăn uống.
Các bé ăn dặm theo kiểu BLW thường có xu hướng tham gia vào bữa ăn gia đình sớm và có khả năng ăn được nhiều món. Khi ăn dặm BLW khuyến khích bé lựa chọn thực phẩm lành mạnh hơn, có thể bảo vệ bé khỏi việc béo phì.
Nhược điểm khi bé ăn dặm BLW
Trong quá trình cho bé ăn dặm có thể rất lộn xộn và bừa bộ. Hầu hết thức ăn của bé đều vương vãi ra sàn và bé thường không ăn nhiều. Từ 6 tháng tuổi, bé bắt đầu cần chất sắt từ thực phẩm vì sữa mẹ không còn cung cấp đủ. Tuy nhiên nếu ăn dặm theo kiểu BLW, bé có thể gặp khó khăn trong việc nhai đồ ăn như thịt nấu chín, trong khi đó là một nguồn cung cấp chất sắt tốt.
Thức ăn nghiền nhuyễn là cầu nối giữa thực phẩm dạng lỏng và dạng rắn. Mẹ có thể biết được con đã ăn bao nhiêu nếu trực tiếp cho ăn. Khi được sáu tháng bé có thể lấy thức ăn ra khỏi muỗng bằng môi trên thay vì mút thức ăn. Khi được 8 tháng, bé có thể nhai và nuốt thức ăn rắn. Vì vậy lời khuyên của các chuyên gia y tế là mẹ nên kết hợp cả hai phương pháp ăn dặm truyền thông và ăn dặm BLW.
Nguồn: bacsy.edu.vn