Sa dây rốn là tình trạng có thể xảy ra ở những tháng cuối của thai kì và trong một số trường hợp có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai nhi
- Bác sĩ tư vấn nhận biết triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ
- 5 cách phòng chống bệnh ung thư được bác sĩ khuyến cáo
- Những điều ta cần nên biết về tình trạng thiếu máu lên não
Những tháng cuối của thai kì cũng là thời gian mà chúng ta cần quan tâm và lo lắng nhiều hơn đối với sức khỏe và sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Để chắc chắn rằng bé lớn lên một cách tốt nhất chúng ta nên thực hiện khám thai theo định kì. Trong đó tình trạng sa dây rốn là một trong những điều chúng ta cần lưu ý bởi nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Sau đây chúng ta sẽ cùng với các giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng này.
Hiện tượng sa dây rốn là gì
Sa dây rốn là tình trạng xuất hiện nhiều trong quá trình chuyển dạ tuy nhiên ở những giai đoạn cuối của thai kì bé bắt đầu di chuyển nhiều hơn chúng ta cũng có thể thấy hiện tượng này. Khi dây rốn sa xuống dưới tử cung và đi vào ống sinh trước em bé đi khiến cho dây rốn bị chèn ép giữa khu vực thành xương chậu. Bình thường cứ khoảng mười ca sinh nở thì có 1 ca gặp phải hiện tượng sa dây rốn trong giai đoạn vượt cạn tuy nhiên chúng chỉ ở mức độ nhẹ và ít được lưu tâm đến. Mặc dù vậy trong một số trường hợp các bác sỹ cho biết sa dây rốn có thể chuyển biến nghiêm trọng và kéo dài trong một thời gian ngăn cản chức năng cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ. Dây rốn bị nén chặt thì lượng oxy cũng như máu cung cấp cho thai nhi suy giảm, ngoài ta tình trạng này còn có thể làm cho nhịp tim của bé bị thay đổi.
Những nguy cơ gặp phải khi bị sa dây rốn?
Dây rốn bị chèn ép khiến nhịp tim của trẻ bị thay đổi kèm theo đó là những biến chứng khác như suy thai hay nhịp tim giảm một cách đột ngột, nồng độ oxy và huyết áp suy giảm theo. Những ảnh hưởng và tổn thương mà hiện tượng sa dây rốn có thể gây ra còn phụ thuộc rất nhiều vào thời gian mà dây rốn bị nén lại. Điều này khiến những tĩnh mạch trên dây rốn cũng bị nén lại theo, lượng CO2 tích tụ trong máu vì thế mà tăng cao gây nên chứng toan hô hấp. Các bác sĩ tốt nghiệp tại Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho biết thêm đối với những trường hợp nặng hơn thì lượng máu và oxy truyền đến giảm có thể gây tổn thương cho não bộ, những biến chứng về sức khỏe hay thậm chí khiến cho thai nhi tử vong. Mặc dù khả năng này rất hiến gặp nhưng chúng ta cũng cần nên chú ý.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sa dây rốn
Trong thời gian gần lúc sinh nở thì dây rốn đôi khi sẽ bị kéo căng và nén chặt hay trong thai kì bé quá hiếu động khiến chúng ta gặp phải tình trạng sa dây rốn. Ngoài ra ối bị vỡ sớm cũng là một trong những nguyên nhân làm cho dây rốn bị sa xuống. Với những trường hợp ối vỡ ở khoảng tuần thứ 32 của thai kì thì khả năng sa dây rốn lên tới 32-76%, dây rốn sẽ di chuyển và ngả xuống âm đạo trước khi chuyển dạ và dây rốn bị nén chặt.
Tình trạng này có thể chẩn đoán được khi siêu âm trước khi chuyển dạ tuy nhiên chúng ta không thể phát hiện được nếu như không có sự trợ giúp của những chuyên gia và bác sĩ.
Nguồn: bacsy.edu.vn