Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Những điều cần biết về tật loạn thị

Tật loạn thị là một trong những tật khúc xạ khá phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy chúng không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân của bệnh loạn thị là gì?

Nguyên nhân của bệnh loạn thị là gì?

Nguyên nhân của bệnh loạn thị là gì?

Loạn thị là một bệnh học có tật khúc xạ của mắt, xảy ra khi tia sáng đi vào mắt hội tụ tại nhiều điểm trên võng mạc khiến cho việc nhìn vật bị nhòe, không rõ. Giác mạc là bộ phận trong suốt có hình chỏm cầu nằm ở 1/4 phía trước nhãn cầu, cho phép ánh sáng đi vào trong mắt. Khi giác mạc có hình dạng bất thường hay bị biến dạng không đều, khiến các tia sáng đi vào mắt hội tụ ở nhiều điểm khác nhau gây ra tật loạn thị. Ngoài ra, tật loạn thị còn có thể xảy ra do độ cong của thủy tinh thể bất thường. Bên cạnh đó tật khúc xạ cũng thường gặp do một số nguyên nhân sau:

  • Gia đình có tiền sử mắc tật loạn thị, đặc biệt là bố mẹ bị tật khúc xạ thì còn có khả năng mắc cao hơn.
  • Mắt bị tổn thương về giác mạc như sẹo giác mạc hoặc các bệnh về thủy tinh thể như đục thủy tinh thể.
  • Bị cận thị hoặc viễn thị quá nặng.
  • Người già thường có nguy cơ mắc tật loạn thị cao do về già thủy tinh thể mất dần độ đàn hồi.

Có thể thấy bị loạn thị hầu hết đều do bẩm sinh hoặc một số ít liên quan đến thói quen sinh hoạt và mức độ sử dụng mắt. Tật loạn thị có nhiều loại khác nhau, còn tùy thuộc vào sự phối hợp của loạn thị với cận thị, hoặc viễn thị: loạn cận đơn thuần, loạn viễn đơn thuần, loạn cận kép, loạn viễn kép, loạn thị hỗn hợp.

Triệu chứng bệnh loạn thị

Triệu chứng bệnh loạn thị

Triệu chứng bệnh loạn thị

Theo các bác sĩ tư vấn, những người mắc tật loạn thị thường gặp các triệu chứng ban đầu như:

  • Mắt thường ở trạng thái mờ, hình ảnh nhìn không rõ bị mờ và nhòe.
  • Nhìn một vật thường thấy hình là hai hoặc ba bóng mờ.
  • Dù nhìn gần hay xa đều gặp khó khăn.
  • Loạn thị làm cho người bệnh luôn cảm thấy mỏi mắt, chảy nước mắt và một số triệu chứng liên quan đến đau khớp vai gáy.

Loạn thị không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng ảnh hưởng xấu đến học tập và công việc hàng ngày, gây cảm giác mệt mỏi. Loạn thị là một tật khúc xạ có thể tăng độ nặng (độ loạn) giống như tật cận thị, viễn thị. Vì vậy chúng ta cần có cách chăm sóc mắt nhằm cung cấp thiếu dinh dưỡng hoặc đeo kính thuốc để điều chỉnh loạn thị hay đeo kính bảo hộ khi lao động.

Đối với các trường hợp bị loạn thị nhẹ sẽ không cần điều trị. Tuy nhiên trường hợp loạn thị nặng thì cần phải có những phương pháp điều trị phù hợp, để tránh bệnh diễn biến xấu đi hoặc gây ra nhược thị.

Điều trị tật loạn thị như thế nào?

Điều trị tật loạn thị như thế nào?

Điều trị tật loạn thị như thế nào?

Có rất nhiều cách điều trị tật loạn thị, dưới đây là các cách chữa bệnh loạn thị phổ biến:

Đeo kính thuốc: đây được coi là một trong các phương pháp khắc phục tật cận thị đơn giản, hiệu quả và ít gây biến chứng nhất. Hầu hết các trường hợp loạn thị đều có thể điều trị bằng kính thuốc. Và không nên tự ý mua kính về đeo vì như thế rất dễ gây tăng khả năng loạn thị mà bạn  nên tìm hiểu và gặp trực tiếp bác sĩ nhãn khoa để biết được được tư vấn loại tròng kính phù hợp.

Phẫu thuật:  Hiện nay, với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật hiện đại, thì phương pháp phẫu thuật là một lựa chọn tốt để khắc phục hoàn toàn tật loạn thị. Kĩ thuật sử dụng dao vi phẫu hoặc tia laser  giúp điều chỉnh lại độ cong của giác mạc có tỷ lệ thành công cao, ít tai biến.  Vì vậy phương pháp phẫu thuật Lasik là phương pháp phẫu thuật được rất nhiều người lựa chọn.

Ortho-K (Orthokeratology) customize: Đây là phương sử dụng kính áp tròng cứng, được thiết kế rất đặc biệt dùng để đeo vào ban đêm. Kính này có tác dụng làm thay đổi tạm thời hình dạng giác mạc trong lúc ngủ, giúp mắt có thể nhìn rõ hơn vào ngày hôm sau. Kính áp tròng sẽ được đeo mỗi đêm khi ngủ, lặp đi lặp lại để người bệnh có được đôi mắt sáng rõ vào ngày hôm sau.

Trong cuốn Cẩm nang sức khỏe ghi rất rõ, nếu không muốn bệnh tiến triển đến tình trạng nguy hiểm thì bạn nên đến các trung tâm Y tế để thăm khám khi thấy những triệu chứng bệnh xuất hiện.

Nguồn: bacsy.edu.vn