Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Những câu hỏi thường gặp khi siêu âm mạch máu

Siêu âm mạch máu là phương pháp chẩn đoán và đánh giá hệ thống tuần hoàn, phát hiện tắc nghẽn và các cục máu đông trong cơ thể. Đây là kỹ thuật đơn giản, an toàn và dễ thực hiện. Những câu hỏi thường gặp về siêu âm mạch máu bao gồm: định nghĩa của siêu âm mạch máu, khi nào cần thực hiện và quy trình thực hiện như thế nào?

Siêu âm mạch máu là gì?

Theo các Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược TPHCMSiêu âm mạch máu là phương pháp sử dụng sóng âm để kiểm tra hệ thống tuần hoàn của cơ thể, đánh giá tình trạng tắc nghẽn và vị trí các cục máu đông mà không sử dụng bức xạ ion hóa, đồng thời cung cấp hình ảnh chi tiết về các mô mềm mà không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh.

Siêu âm mạch máu tái hiện lại hình ảnh và hoạt động của cả động mạch và tĩnh mạch. Trong quá trình siêu âm, các chuyên gia có thể quan sát được cấu trúc, kích thước của các mạch máu, cũng như đánh giá dòng máu lưu thông có bất thường hay không.

Bác sĩ chỉ định siêu âm để

  • Theo dõi lưu lượng máu đến từng cơ quan và mô trong cơ thể.
  • Phát hiện và định vị các vấn đề như tắc nghẽn, mảng bám bất thường, hoặc thuyên tắc để hỗ trợ kế hoạch điều trị.
  • Nhận biết các cục máu đông trong các tĩnh mạch lớn của cánh tay hoặc chân.
  • Xác định điều kiện để bệnh nhân có thể cần can thiệp như mở rộng động mạch vành.
  • Định vị phình động mạch.
  • Xác định nguồn gốc và mức độ nghiêm trọng của giãn tĩnh mạch.
  • Đánh giá hiệu quả của các phương pháp phẫu thuật như ghép mạch hoặc bắc cầu mạch máu.
Hiện nay, số lượng bệnh tim mạch nói chung và các bệnh lý liên quan đến mạch máu đang tăng lên. Siêu âm mạch máu là một phương pháp thăm dò quan trọng, thường được sử dụng để đánh giá các mạch máu quan trọng như động mạch cảnh sống nền ngoài sọ, động mạch chủ bụng, hệ động mạch chi dưới, động mạch thận, và hệ tĩnh mạch chi dưới.

Khi nào cần siêu âm mạch máu?

Siêu âm mạch máu là một trong những phương pháp chẩn đoán quan trọng, giúp các y bác sĩ đánh giá lưu lượng máu trong các mô và cơ quan của cơ thể. Điều này cho phép phát hiện các vấn đề như xơ vữa động mạch, huyết khối, tắc nghẽn động mạch, từ đó giúp lựa chọn phương pháp điều trị và ngăn ngừa biến chứng phù hợp.

Giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho hay, Các trường hợp cần siêu âm mạch máu

  • Huyết khối tĩnh mạch sâu: bệnh lý liên quan đến sự hình thành cục máu trong các tĩnh mạch sâu của cơ thể. Những người ít vận động và có suy van tĩnh mạch sâu.
  • Xơ cứng động mạch: là tình trạng các động mạch cung cấp máu tới chân bị xơ cứng và co lại, gây ảnh hưởng đến lưu thông máu tới các phần dưới của cơ thể
  • Viêm tắc tĩnh mạch nông là tình trạng phát sinh do sự hình thành các cục máu đông trong tĩnh mạch nông, nằm gần bề mặt da.
  • Suy van tĩnh mạch sâu gây ra những triệu chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Việc phát hiện và phòng ngừa sớm có thể mang lại hiệu quả cao trong điều trị.
  • Có khối u mạch máu xuất hiện ở vị trí cánh tay hoặc chân cũng là một trong những trường hợp cần sự can thiệp y tế kịp thời và chính xác.

Quy trình thực hiện siêu âm mạch máu

Trước khi thực hiện siêu âm mạch máu, bệnh nhân cần mặc quần áo rộng rãi và thoải mái, đồng thời tháo bỏ trang sức hoặc thay quần áo theo yêu cầu của bệnh viện. Quy trình thực hiện  bao gồm các bước

  • Tư thế: Bệnh nhân sẽ được đặt trên một mặt phẳng và có thể được yêu cầu nằm nghiêng, nằm úp mặt, hoặc theo các tư thế khác nhau để cải thiện chất lượng hình ảnh
  • Bôi gel nước: Khu vực cần thực hiện siêu âm mạch máu sẽ được bôi gel nước. Gel này giúp đầu dò của máy siêu âm tiếp xúc một cách an toàn với da và loại bỏ các túi khí có thể làm cản trở sóng âm đi vào cơ thể.
  • Thăm dò động mạch: Bác sĩ sẽ sử dụng đầu dò siêu âm để di chuyển trên khu vực cần khảo sát để thu thập các hình ảnh cần thiết của động mạch