Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Nguyên nhân và phương pháp điều trị chứng hôi miệng

Hôi miệng là một trong những vấn đề tế nhị nhưng lại gây ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt cộng đồng, chúng khiến cho người đối diện hoang mang mà bản thân khổ chủ lại không hề hay biết.

Nguyên nhân gây bệnh hôi miệng

Nguyên nhân gây bệnh hôi miệng

Nguyên nhân gây bệnh hôi miệng

Theo các bác sĩ tư vấn, hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi thường xuyên không chỉ liên quan tới mùi của thức ăn vừa ăn xong. Nguyên nhân gây hôi miệng có rất nhiều từ những vấn đề tại khoang miệng tới những vấn đề của cơ quan khác cũng gây ra hôi miệng. Để điều trị dứt điểm nhất định phải tìm cho ra nguyên nhân. Bởi những sản phẩm hỗ trợ như nước súc miệng, kẹo nhai chỉ giải quyết phần ngọn của vấn đề. Theo đó, hôi miệng do vệ sinh răng miệng kém là tình trạng thường gặp nhất. Ban đầu hôi miệng không làm sạch răng miệng sau ăn, những mảnh thức ăn thừa là nơi khu trú của vi khuẩn và gây mùi. Sự sinh sôi này diễn ra rất nhanh, những mảnh thức ăn thừa ấy chỉ khoảng 30 phút đến 1 giờ sau ăn lấy ra đã có mùi rất khủng khiếp. Chưa kể vệ sinh răng miệng kém là nguyên nhân dẫn tới sâu răng và các bệnh lý răng miệng khác.

  • Hôi miệng do sâu răng, những vết sâu mới thì thường chỉ gây buốt nhưng sẽ không gây mùi đáng kể mà chỉ đơn thuần là ổ lắng vụn thức ăn thừa gây mùi từ những thức ăn này. Tuy nhiên khi sâu răng vào tới tủy làm cho phần tủy răng thông thương với bên ngoài gây viêm và hoại tử tổ chức làm cho bệnh nhân đau đớn rất nhiều, mùi hôi do tủy thối này rất đặc trưng. Nên nha sĩ đôi khi chỉ cần ngửi mùi hơi thở là đã biết phần nào tình trạng răng miệng. Hôi miệng do các bệnh lý răng miệng khác như: Viêm lợi, túi nha chu do cao răng nhiều, viêm quanh cuống…
  • Hôi miệng do cơ thể giảm tiết nước bọt, nước bọt đóng vai trò quan trọng trong làm sạch khoang miệng, nước bọt tiết ra liên tục với pH trung tính có vai trò rửa sạch khoang miệng đồng thời ức chế sự phát triển của các vi khuẩn trong miệng. Nên khi có sự giảm tiết nước bọt do sử dụng một số thuốc ức chế tiết nước bọt như: Thuốc chống dị ứng – kháng histamin… sẽ làm cho miệng khô và dễ hôi miệng hơn.
  • Hôi miệng do bệnh học tai mũi họng như: Viêm xoang, viêm mũi, viêm amidan… Đặc biệt tình trạng sỏi amidan ( là tình trạng vôi hóa tại các hốc amidan với thành phần là mủn thức ăn, vi khuẩn, mảnh tế bào chết…tạo thành các cục sỏi mềm sẽ văng ra khỏi hốc khi có điều kiện) gây ra mùi hôi rất khó chịu.
  • Hôi miệng do hội chứng trào ngược dạ dày thực quản, dạ dày được coi là nguồn gốc phổ biến của hơi thở hôi. Do dạ dày là nơi tiêu hóa thức ăn, sự tiêu hóa sẽ sinh hơi và sinh mùi. Với người bình thường, cơ thắt tâm vị sẽ chỉ mở khi thức ăn đi từ thực quản vào dạ dày, còn với những người có trào ngược do tâm vị đóng không kín. Hơi từ dạ dày sẽ liên tục theo lỗ tâm vị ra ngoài gây ra tình trạng hôi miệng từ sâu bên trong, hôi miệng nặng nề.
  • Hôi miệng do các bệnh lý toàn thân khác như: Ung thư, đái tháo đường, bệnh lý gan thận… do rối loạn trong chuyển hóa, hơi thở có mùi đặc trưng.

Tuy nhiên, bản thân người hôi miệng hiếm khi nhận ra mình hôi miệng do tính thích nghi, mặc dù họ có thể nhận ra mùi hôi miệng của người khác. Nên để biết mình có hôi miệng hay không bạn nên hỏi thử người thân lớn tuổi trong gia đình hay một người thân tín. Họ có thể giúp bạn xác định mùi hôi từ miệng hay mũi để có suy đoán nguyên nhân tốt hơn.

Phương pháp điều trị chứng hôi miệng hiệu quả

Phương pháp điều trị chứng hôi miệng hiệu quả

Xử trí hôi miệng như thế nào?                                      

Tìm được nguyên nhân chính xác và xử trí theo nguyên nhân là cách tốt nhất. Các vấn đề răng miệng, bệnh lý toàn thân… cần được điều trị đúng cách. Như vậy tình trạng hôi miệng sẽ được cải thiện. Một số biện pháp có thể tự áp dụng để ngăn chặn hôi miệng kể đến như:

  • Vệ sinh miệng sạch sẽ chú ý các kẽ răng và lưỡi, đánh răng đúng cách, đừng quên chải lưỡi và dùng chỉ tơ nha khoa làm sạch kẽ răng là những bước căn bản để răng miệng sạch sẽ, thơm tho tức thì. Khám răng định kỳ, lấy cao răng, mảng bám giúp phát hiện sớm và điều trị các bệnh răng miệng nếu có.
  • Súc miệng trước khi đi ngủ sẽ cho hiệu quả tốt nhất để làm sạch khoang miệng và giữ cho hơi thở thơm mát.
  • Nhai kẹo cao su giúp tăng tiết nước bọt làm sạch khoang miệng, hương liệu trong kẹo cũng làm tăng cảm giác thơm tho hơn.
  • Uống đủ nước, 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày là khuyến cáo mà không phải ai cũng thực hiện. Uống nước làm sạch miệng tức thì, giúp nước bọt tiết nhiều hơn.

Để phòng ngừa bệnh răng miệng thì bệnh nhân nên đến các bệnh viện, trung tâm Y tế chăm sóc sức khỏe để được các bác sĩ tư vấn thăm khám và điều trị.

Nguồn: bacsy.edu.vn