Chứng mồ hôi cơ thể có thể để lại nhiều phiền toái cho người bệnh, vì thế bạn cần nắm được nguyên nhân và cách khắc phục để căn bệnh này không còn là nỗi lo quá lớn.
- Cách phòng và điều trị chứng đau lưng ở bà bầu cực kỳ đơn giản
- 3 bài thuốc Đông Y điều trị lao xương khớp an toàn và hiệu quả
- Vật lý trị liệu Sài Gòn
Nguyên nhân sinh ra mồ hôi và mùi cơ thể
Khi thời tiết quá nóng, lao động mệt mỏi hay ngay cả khi luyện tập thể dục thể thao… cơ thể sẽ tiết ra mồ hôi và mùi cơ thể. Mồ hôi và mùi cơ thể không phải là vấn đề nghiêm trọng nhưng nó mang lại rất nhiều phiền toái cho mọi người, làm mất tự tin trong giao tiếp, lo ngại khi tiếp xúc cơ thể, gặp gỡ bạn bè…. Những bất thường của ra mồ hôi và mùi cơ thể cũng có thể là những dấu hiệu của bệnh học nào đó.
Nguyên nhân sinh ra mồ hôi và mùi cơ thể
Cơ thể người có một cơ chế điều hòa, làm mát tự nhiên đó chính là các tuyến mồ hôi. Các tuyến này nằm ở dưới da, có tác dụng tiết ra mồ hôi khi cơ thể cần làm mát, duy trì nhiệt độ bình thường của cơ thể. Ngoài ra nó còn tham gia vào quá trình cân bằng các loại điện giải của cơ thể. Theo đó, tuyến mồ hôi chia thành 2 loại là tuyến nội tiết và tuyến apocrine. Cụ thể:
- Tuyến mồ hôi nội tiết có ở dưới bề mặt biểu bì da, mồ hôi tiết ra trực tiếp trên bề mặt da. Thành phần của mồ hôi của loại tuyến này gồm: nước là chủ yếu, natri clorua, và một số điện giải khác.
- Tuyến apocrine có ở dưới các nang lông, thông thường mồ hôi tiết ra sẽ qua nang lông rồi mới lên trên bề mặt cơ thể. xảy ra trên hầu hết các cơ thể và mở trực tiếp lên bề mặt của da. Thành phần mồ hôi của tuyến này có thêm một loại chất béo. Do đó khi bị căng thẳng, mồ hôi tiết ra, chính chất béo này sẽ là môi trường hoạt động cho các loại vi khuẩn sinh sôi, tạo thành mùi hôi, gây ra mùi cơ thể.
Thực tế, một cơ thể một người bình thường ai cũng sẽ sản xuất ra mồ hôi và có mùi cơ thể đặc trưng, chúng sinh ra khi có các hoạt động thể lực, khi thời tiết nóng nắng; hoặc ngay cả khi căng thẳng hoặc quá lo lắng. Đôi khi mồ hôi và mùi cơ thể còn xuất hiện do sự thay đổi tâm trạng, thường sẽ đổ mồ hôi vùng mặt, lòng bàn chân, bàn tay. Hoặc cũng có thể ảnh hưởng bởi chế độ ăn hàng ngày, thuốc, các chất kích thích…
Tuy nhiên nếu như thấy có những biểu hiện bất thường của mồ hôi và mùi cơ thể thì cần gặp bác sĩ để kiểm tra xem có phải là triệu chứng của bệnh lý khác hay không. Ví dụ như: đổ mồ hôi nhiều bất thường, mồ hôi trộm ban đêm, mùi cơ thể quá nồng….đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh như: suy thận, ketoacidosis hay tiểu đường.
Phương pháp điều trị chứng mồ hôi
Phương pháp điều trị chứng mồ hôi
Nếu mồ hôi và mùi cơ thể gây phiền toái cho bạn thì có thể dùng một trong các phương pháp sau để khắc phục như dùng thuốc chống mồ hôi để kiểm soát lượng mồ hôi tiết ra, đồng thời có tác dụng khử mùi như antiperspirants. Hoặc có thể sử dụng chất khử mùi, hay nước hoa để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây mùi. Với những người bị mồ hôi trộm vào ban đêm có thể sử dụng clorua nhôm.
Ngoài việc dùng thuốc có thể áp dụng một số phương pháp để khắc phục mồ hôi và mùi cơ thể như sau:
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày, có thể sử dụng một số loại xà phòng tắm có tác dụng diệt khuẩn trên da.
- Giữ cho cơ thể khô thoáng sau khi tắm, gội để tránh tạo môi trường sinh sôi cho vi khuẩn, đặc biệt là ở da đầu, bẹn, nách, các kẽ ngón chân, kẽ ngón tay.
- Sử dụng quần áo, tất có chất liệu mềm mại, thấm hút tốt. Tránh mặc đồ ẩm ướt, hoặc ít thay đồ.
- Hạn chế một số thực phẩm gây mùi, hoặc một số thực phẩm cay nóng làm cơ thể đổ mồ hôi nhiều.
Theo các bác sĩ Vật lý trị liệu Sài Gòn, bệnh ra mồ hôi không hẳn là bệnh lý nguy hiểm nhưng có thể để lại phiền toái cho người mắc bệnh, vì thế khi mắc bệnh bạn nên đến các trung tâm Y tế để thăm khám, tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp.
Nguồn: Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn