Trẻ sơ sinh trớ sữa thường xuyên khiến trẻ ăn không đủ no thậm chí còn ảnh hưởng đến đường thở của trẻ, vậy làm thế nào để khắc phục được tình trạng này?
- Bệnh học ngoại khoa u xơ tiền liệt tuyến
- Công dụng và cách dùng của thuốc Piracetam
- Vi vu suốt mùa hè cùng viên uống chống nắng, tại sao không?
Nguyên nhân và cách khắc phục trẻ sơ sinh bị trớ sữa ngay tại nhà
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị trớ sữa
Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, trớ sữa ở trẻ sơ sinh là bệnh học nhi khoa đặc trưng bởi tình trạng sữa trào ra vùng miệng ở trẻ một cách bất ngờ, nhanh chóng, không xuất hiện quá trình co thắt bụng. Đây là triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh từ 1 – 2 tháng tuổi. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ bị trớ sữa, điều hình là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện khiến cho các van dạ dày hoạt động chưa đồng bộ. Trong quá trình bú, bé dễ nuốt hơi vào dạ dày khiến bé nhanh no và dễ trớ khi được đặt nằm nghiêng.
Ngoài ra, nguyên nhân gây trớ sữa cùng đến từ những sai lầm thường gặp của cha mẹ trong quá trình chăm sóc và cho ăn uống như: Cha mẹ cho trẻ bú sữa quá no; trẻ bú mẹ không đúng tư thế hoặc bú bình chưa đúng cách; trẻ vừa ăn no được đặt nằm ngay hoặc do cha mẹ quấn khăn, tã quá chặt, xốc mạnh bé sau cữ bú. Trẻ sơ sinh bị nôn trớ sữa thường xuyên, nhiều hơn 3 lần mỗi ngày kèm theo một số dấu hiệu bất thường có thể là biểu hiện của một số bệnh như trào ngược dạ dày, hẹp thực quản, hẹp tá tràng.
Cách khắc phục trẻ sơ sinh bị trớ sữa ngay tại nhà
Cách khắc phục trẻ sơ sinh bị trớ sữa ngay tại nhà
Khi trẻ sơ sinh có hiện tượng trớ sữa cha mẹ cần nghiêng đầu trẻ sang một bên để tránh bị sặc chất nôn. Sau đó, nhanh chóng làm sạch chất nôn trong miệng, họng và mũi bằng cách hút hoặc dùng khăn gạc quấn vào ngón tay rồi thấm toàn bộ chất nôn. Cha mẹ cũng có thể giảm tình trạng trớ sữa ở trẻ bằng các loại gối nằm chuyên dụng. Sau khi trẻ vừa bú xong cần được vỗ ợ hơi, không nên bế xốc trẻ lên hay đùa giỡn, ép và bụng trẻ. Có thể chia nhỏ các cữ bú ra để giảm tường hợp trớ sữa bất ngờ.
Khi trẻ bú bình, cha mẹ cần chú ý tốc độ sữa chảy an toàn cho con. Cha mẹ cầm bình cho sữa chảy ngập núm vú sau đó mới đưa cho trẻ bú. Trẻ trớ quá nhiều có thể do hiện tượng trào ngược dạ dày cần đưa đến bệnh viện để thăm khám.
Cha mẹ cũng có thể massage quanh rốn nhẹ nhàng giúp giảm co bóp dạ dày, hạn chế trớ sữa. Ngoài ra, thao tác massgage bụng theo đường đi của khung đại tràng sẽ kích kích nhu động ruột, tăng tiết dịch vị giúp giảm chướng bụng, nôn trớ, phân được bài tiết hàng ngày đều đặn. Tình trạng trở sữa ở trẻ sơ sinh sẽ nhanh chóng cải thiện.
Để hạn chế tình trạng trớ sữa ở trẻ sơ sinh, cha mẹ không nên để trẻ quá đói bụng rồi mới cho bú. Không gian cho trẻ bú sữa cần yên tĩnh, hạn chế tiếng ồn, cần cho trẻ bú đúng tư thế, tạo cảm giác thoải mái.