Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Hướng dẫn phụ huynh cách chăm sóc trẻ thở khò khè tại nhà

Thở khò khè là một tình trạng rất thường gặp ở trẻ nhỏ, gây cản trở quá trình hô hấp của trẻ. Tuy nhiên phần lớn các bậc phụ huynh chưa biết cách giúp trẻ thoát khỏi tình trạng này.

Trẻ em rất hay bị thở khò khè

Trẻ em rất hay bị thở khò khè

Nguyên nhân khiến trẻ thờ khò khè

trẻ dưới 1 tuổi chỉ cần dịch mũi ở trẻ tăng lên cũng khiến cho trẻ rơi vào tình trạng này, do trẻ vẫn chưa biết cách thở bằng miệng mà chỉ thở bằng mũi. 

Nguyên nhân thường gặp khiến cho trẻ thở khò khè là do mắc một số bệnh lý về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn, cảm cúm và có trường hợp trẻ bị khò khè khó thở kèm theo bú kém, da nhợt nhạt, tím tái là do mắc bệnh tim bẩm sinh. 

Bên cạnh đó những vấn đề như mắc dị vật ở đường thở, trẻ thường xuyên nằm nghiêng, nằm sấp, trẻ bị viêm amidan cấp tính, trẻ mắc các bệnh xơ sợi bẩm sinh hay có khối u ở phổi cũng đều là nguyên nhân gây ra tình trạng khó thở, thở khò khè ở trẻ.

Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần phải tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng thở khò khè ở trẻ, từ đó mới có biện pháp chăm sóc, nuôi con khỏe mạnh.

Nhận biết chứng khò khè khó thở của trẻ

Nếu trẻ thở khò khè thì khi áp sát tai gần miệng trẻ, mẹ có thể nghe thấy tiếng con thở bất thường, gần giống như tiếng ngáy hoặc tiếng gió rít. Đối với trẻ sơ sinh nhịp thở thường thấp nên rất khó mẹ có thể phát hiện ra bằng tai, đôi khi phải dùng ống nghe của bác sĩ mới có thể phát hiện ra được trẻ sơ sinh thở khò khè.

Theo chuyên gia Truong Cao dang Duoc Sai Gon cho biết có đến khoảng 30 đến 40% trẻ dưới 2 tuổi gặp phải tình trạng này khi trẻ đang bú mẹ, nhất là trong lúc ngủ.

Cách chăm sóc trẻ bị khò khè khó thở

Để giúp trẻ có thể thở dễ dàng hơn, các bậc phụ huynh nên thường xuyên vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý bằng cách đặt bé nằm nghiêng đầu sang một bên, đặt vòi phun chai nước muối biển vào sát vách lỗ mũi rồi ấn nhẹ và dứt khoát trong khoảng 2-3 giây, làm tương tự với mũi bên cạnh, sau khi xịt xong mẹ dùng dụng cụ hút mũi để hút sạch dịch nhầy ở 2 bên lỗ mũi cho trẻ. Mẹ nên thay đổi tư thế ngủ cho con, để con có thể thở thoải mái hơn.

Bên cạnh đó bác sỹ tư vấn các bậc phụ huynh có thể áp dụng một số mẹo để trị chứng thở khò khè cho trẻ rất hiệu quả bằng một số loại thực phẩm tự nhiên như sau:

Củ Gừng: Gừng là loại thực phẩm rất quen thuộc với mọi người dân Việt và được biệt đến là một vị thuốc Đông y có công dụng điều trị bệnh hen suyễn, làm giảm tình trạng viêm ở đường hô hấp và ngăn cản sự co lại của đường thở hiệu quả bằng cách: Trộn hỗn hợp mật ong, nước ép lựu, và nước ép gừng với tỉ lệ bằng nhau. Rồi cho trẻ uống 2-3 lần trên ngày, mỗi lần 1 muỗng canh hoặc có thể luộc một ít gừng và ngâm trong vòng 5 phút, để nguội rồi uống ngay lập tức cũng rất hiệu quả.

Chanh: Trong quả chanh có chứa lượng vitamin C rất lớn và là một trong những biện pháp khắc phục tốt nhất khi thở khò khè. Chanh có nhiều chất chống oxy hóa và vitamin có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn. Bạn chỉ cần vắt nước chanh vào một cốc nước để cho trẻ uống. Tuy nhiên cần lưu ý không nên cho trẻ uống thường xuyên bởi vì hệ tiêu hóa có trẻ chưa hoàn thiện rất dễ khiến trẻ bị viêm loét dạ dày.

Chăm sóc trẻ bị khò khè khó thở

Chăm sóc trẻ bị khò khè khó thở

Cha mẹ cũng có thể bổ sung nhiều trái cây như dâu tây, quả việt quất, đu đủ, cam cho trẻ vì đây là những loại hoa quả có nhiều chất dinh dưỡng, giúp cải thiện sức khỏe cho trẻ rất tốt.

Mật ong: Mật ong là một bài thuốc cực hiệu quả cho trẻ nhỏ khi thở khò khè. Mẹ có thể sử dụng mật ong để làm giảm các triệu chứng thở khò khè cho bé. Chỉ cần hít mùi mật ong để thoát khỏi những triệu chứng thở khò khè hoặc có thể kết hợp một cốc nước nóng và một thìa cà phê mật ong để cho trẻ uống 3 lần mỗi ngày. Trước khi ngủ, bạn nên dùng một ít bột quế với một muỗng cà phê mật ong để loại bỏ đờm trong cổ họng. Phương pháp này cũng giúp trẻ ngủ ngon hơn vào ban đêm.

Khi thấy bé có bất cứ dấu hiệu bệnh nặng, tình trạng thở khò khè không dứt, nhất là các trường hợp như trẻ sơ sinh thở khò khè kèm theo một số các triệu chứng như ho, sổ mũi nôn ói, sốt cao, khó thở, da tím tái, co rút lồng ngực mỗi lần hít thở thì cần nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện khám và điều trị kịp thời.

Nguồn: bacsy.edu.vn