Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến là một bệnh mạn tính, hiện chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Bệnh được biểu hiện dấu hiệu các sẩn và vảy đỏ trên da. Nguyên nhân vảy nến là gì?

Nguyên nhân vảy nến là gì?

Không chỉ là bệnh ngoài da, vảy nến là bệnh mạn tính và có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trên cơ thể.

Bệnh vảy nến chiếm khoảng 2% – 3% dân số tùy theo từng khu vực. Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê tại Bệnh viện da liễu Trung Ương, tỷ lệ bệnh nhân vảy nến chiếm 2,2% tổng số bệnh nhân đến khám bệnh.1

Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết đến hiện tại, căn nguyên vảy nến vẫn chưa được hiểu rõ. Tuy nhiên, rối loạn miễn dịch, yếu tố di truyền, yếu tố môi trường được cho là những nguyên nhân gây ra vảy nến:1

Yếu tố miễn dịch: người ta nhận thấy có sự thay đổi miễn dịch ở bệnh vảy nến. Các tế bào miễn dịch được hoạt hoá tiết các hoạt chất sinh học có tác dụng thúc đẩy tăng sinh, làm rối loạn quá trình biệt hoá tế bào sừng.

Yếu tố di truyền: bệnh vảy nến thường xảy ra ở người có gen HLA-B13, B17, BW57 và CW6. Đặc biệt, 87% bệnh nhân vảy nến có gen HLA-CW6.

Yếu tố môi trường: stress, tiền sử mắc bệnh mạn tính, chấn thương, nhiễm khuẩn, thuốc. Đặc biệt, việc dùng corticoid, sản phẩm đông y chưa rõ nguồn gốc cũng như chưa được đánh giá về hiệu quả điều trị, tiền sử rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hóa, nghiện rượu có thể là nguyên nhân gây bệnh vảy nến.

Các yếu tố có thể kích thích vảy nến bùng phát

Bên cạnh nguyên nhân vảy nến, Bệnh Ngoài Da nhiều người còn quan tâm đến các yếu tố, tác nhân có thể kích thích vảy nến bùng phát. Việc hiểu rõ các yếu tố này sẽ giúp người bệnh chủ động phòng tránh, hạn chế làm bệnh trở nên nghiêm trọng.

Theo các nghiên cứu, một số yếu tố bên ngoài và bên trong cơ thể có thể kích thích các đợt bùng phát của bệnh vảy nến.

Các yếu tố bên ngoài

Ô nhiễm không khí

Cadmium là một trong những chất gây ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến cơ chế bệnh sinh của bệnh vảy nến. Bệnh nhân bị bệnh vảy nến nặng được chứng minh có lượng cadmium trong máu cao hơn so với người khỏe mạnh.3

Nghiên cứu trên còn cho thấy rằng việc tiếp xúc với cadmium trong môi trường có thể làm tổn hại đến khả năng miễn dịch và sự xáo trộn môi trường vi mô có thể khiến bệnh vảy nến trở nên trầm trọng hơn.

Thuốc

Việc sử dụng thuốc có thể làm trầm trọng thêm bệnh vảy nến đã có từ trước, gây ra các tổn thương vảy nến trên vùng da chưa được điều trị về mặt lâm sàng, hoặc làm bệnh bùng phát bệnh ở những bệnh nhân không có tiền sử gia đình mắc bệnh vảy nến, cũng như ở những người dễ mắc bệnh vảy nến.4

Theo một nghiên cứu năm 2017, một số loại thuốc dưới đây có thể làm bùng phát vảy nến:5

Một số loại thuốc chống sốt rét, thuốc lupus ban đỏ.

Thuốc chẹn beta giúp điều trị bệnh tim mạch, bệnh tăng nhãn áp.

Thuốc lithium giúp điều trị rối loạn lưỡng cực.

Thuốc Interferon dùng điều trị viêm gan, bệnh đa xơ cứng, một số bệnh ác tính.

Thuốc Bupropion (chất đối kháng thụ thể nicotin) dùng điều trị cai thuốc lá.

Một số thuốc điều trị ung thư.

Thuốc đối kháng alpha yếu tố hoại tử khối u.

Tiêm chủng

Tiêm chủng có thể kích hoạt và làm trầm trọng thêm bệnh vảy nến. Một số nghiên cứu đã chứng minh mối liên quan giữa tiêm phòng vắc-xin cúm, vắc-xin BCG, vắc-xin adenovirus, vắc-xin uốn ván – bạch hầu, vắc-xin phế cầu khuẩn,… và sự trầm trọng thêm bệnh vảy nến.6 7 8 9 10. Do đó, người bệnh vảy nến cần được theo dõi cẩn thận sau khi được tiêm vắc-xin.

Tổn thương da, các vết cắt, vết trầy xước

Vảy nến có thể bùng phát sau các tổn thương da, da bị cắt, bị trầy xước, bị bầm tím. Đợt bùng phát vảy nến có thể xuất hiện sau 10 – 14 ngày kể từ khi da bị tổn thương.11

Để giảm nguy cơ bùng phát vảy nến da các chấn thương ở da, người bệnh có thể:11

Nếu bị thương ở da thì cần điều trị nhanh chóng.

Nếu ngứa da thì hãy làm dịu cơn ngứa, tránh gãi.

Sử dụng các sản phẩm chống côn trùng để hạn chế bị côn trùng cắn, đốt.Thời tiết

Thời tiết lạnh, khô có thể là nguyên nhân gây bùng phát vảy nến. Ngược lại, thời tiết quá nóng, nhiệt độ cao cũng có thể khiến da bị cháy nắng, làm bùng phát đợt vảy nến.11

Người bệnh có thể giảm nguy cơ bùng phát vảy nến do yếu tố thời tiết bằng cách:11

Tuân thủ điều trị vảy nến.

Khi trời lạnh, hạn chế tắm vòi sen, nên tắm trong vòng 10 phút, tắm bằng nước ấm thay vì nước quá nóng.

Sau khi tắm xong cần dưỡng ẩm cho da, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về những loại thuốc bôi, sản phẩm phù hợp cho người bệnh vảy nến.

Nếu không khí trong môi trường sinh hoạt có vẻ khô, có thể sử dụng máy làm ẩm không khí.

Khi đi ngoài trời trong thời tiết lạnh cần giữ ấm cho da bằng cách đội mũ, đeo găng tay, mặc áo khoác dày, đi giày giữ ấm,…

Trong thời tiết lạnh, nếu sử dụng lò sưởi, máy tản nhiệt hoặc bất kỳ nguồn nhiệt làm ấm nào khác thì cũng không nên ngồi quá gần nguồn nhiệt, không nên để da bị nóng.

Tránh bị cháy nắng bằng cách bôi kem chống nắng. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về những sản phẩm chống nắng phù hợp cho trường hợp vảy nến của bản thân.

Chế độ ăn uống

Trong một vài trường hợp, một số loại thực phẩm có thể làm tăng tình trạng viêm và gây bùng phát đợt vảy nến, bao gồm:12

Các loại thịt đỏ.

Các sản phẩm chế biến từ bơ, sữa.

Gluten.

Thực phẩm đã qua chế biến.

Một số loại củ quả như: cà chua, cà tím, khoai tây,…

Các tác nhân thực phẩm kích thích vảy nến có thể khác nhau ở mỗi người. Nhìn chung, trong chế độ ăn hằng ngày, người bệnh vảy nến nên tránh các thực phẩm gây tăng tình trạng viêm.

Rượu bia, thuốc lá

Hút thuốc có liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển bệnh vảy nến.13 Ngoài ra, hút thuốc có liên quan chặt chẽ với tổn thương mụn mủ của bệnh vảy nến.14

Một nghiên cứu cho thấy rằng hút thuốc có thể:

Kích thích bùng phát vảy nến.

Làm giảm hiệu quả điều trị vảy nến.

Làm trầm trọng thêm triệu chứng bệnh vảy nến.

Bên cạnh thuốc lá, rượu cũng được cho là một yếu tố nguy cơ làm vảy nến trầm trọng hơn. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để khẳng định điều này.16

Để tránh bùng phát bệnh vảy nến, bệnh nhân nên bỏ thuốc lá, kiêng hoặc giảm tiêu thụ rượu bia.

Các yếu tố nội tại

Thay đổi nội tiết tố

Triệu chứng vảy nến có xu hướng bùng phát ở tuổi dậy thì, mang thai và mãn kinh. Điều này cho thấy liên quan đến yếu tố hormone giới tính.17 Một nghiên cứu khác cho thấy nồng độ estrogen thấp trong kỳ kinh nguyệt có thể dẫn đến đợt bùng phát vảy nến.18

Bên cạnh hormone giới tính, một số yếu tố nội tiết tố khác cũng cần được lưu tâm ở người bệnh vảy nến:17

Leptin, ghrelin và insulin, có liên quan đến béo phì, tiểu đường và hội chứng chuyển hóa.

Hormon tuyến giáp.

Prolactin – hormone tuyến yên có vai trò trong việc cho con bú và sinh sản.

Các hormone gây căng thẳng, như: epinephrine và cortisol.

Béo phì

Một số nghiên cứu đã chứng minh béo phì có liên quan chặt chẽ với sự khởi phát và mức độ nghiêm trọng của bệnh vảy nến.19 20 21

Căng thẳng, trầm cảm

Mức độ nghiêm trọng của vảy nến càng cao thì nguy cơ trầm cảm càng tăng. Ngược lại, căng thẳng, trầm cảm cũng có thể làm tình trạng vảy nến trầm trọng hơn.22

Tăng huyết áp

Bệnh vảy nến được biết đến có thể làm tăng tỷ lệ tăng huyết áp ở người bệnh. Ngược lại, nguy cơ mắc bệnh vảy nến tăng lên ở những bệnh nhân tăng huyết áp.23

Ngoài ra giảng viên Văn Bằng 2 Cao Đẳng Dược cũng cho biết thêm Bệnh vảy nến cũng làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý khác như đái tháo đường, rối loạn lipid máu,… Ảnh hưởng của các bệnh lý này với khả năng bùng phát vảy nến vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn đã xác định rõ ràng.2