Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Cùng con bước ra thế giới bằng cách “chinh phục” Tiếng anh

Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, việc chuẩn bị vốn Tiếng Anh tốt chính là chìa khóa giúp con bạn thành công trên con đường tương lai.

Có nên cho trẻ học tiếng anh sớm không?

Có nên cho trẻ học tiếng anh sớm không?

Theo kinh nghiệm từ các du học sinh, trở ngại lớn nhất quyết định “tốc độ bắt nhịp” với cuộc sống mới nhanh hay chậm chính là ngôn ngữ. Thực tế cho thấy, vốn tiếng Anh mà học sinh Việt Nam có được trên ghế nhà trường vẫn còn rất hạn chế.

Cho trẻ học tiếng Anh sớm, nên hay không?

Trang Cẩm nang sức khỏe cho biết, nhiều bậc phụ huynh vẫn luôn băn khoăn về việc có nên cho con mình học ngoại ngữ sớm hay không. Có ông bố bà mẹ còn cho rằng con mình nói tiếng Việt còn chưa sõi, nói gì đến chuyện học tiếng Anh hay ngoại ngữ khác. Vậy có thật không nên cho trẻ học tiếng Anh sớm?

Trong giai đoạn phát triển sớm của não bộ, để trang bị kỹ năng giao tiếp với đồng loại, con người có khả năng đặc biệt dành cho việc nắm bắt và tiếp thu ngôn ngữ. Khả năng này suy giảm dần theo thời gian khi con người lớn hơn và tiến đến quá trình phát triển các kỹ năng khác cần thiết cho việc sinh tồn. Vì thế, việc tiếp nhận và ứng dụng một ngôn ngữ mới trở nên dễ dàng hơn đối với trẻ nhỏ. Hơn nữa, trẻ trong giai đoạn này có khả năng bắt chước và sao chép các âm mới một cách chuẩn xác. Điều này rất thuận lợi cho việc phát triển hoàn thiện khả năng phát âm các từ mới ở trẻ.

Các Chuyên gia tư vấn tại Cao đẳng Y Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur ho trẻ làm quen với ngoại ngữ trong giai đoạn sớm mang lại nhiều lợi ích trước mắt và lâu dài. Khi làm quen với ngôn ngữ, trẻ thường có khả năng hấp thụ từ vựng và cách sử dụng chúng một cách tự nhiên thay vì học một cách có ý thức kiểu “nhồi nhét” như người lớn. Điều này tạo hứng thú cho trẻ tham gia vào các hoạt động cần vận dụng ngôn ngữ một cách hào hứng và tự nguyện, từ đó càng làm tăng cao khả năng hấp thụ và sử dụng ngôn ngữ. Nếu như được tiếp xúc với môi trường tiếng Anh hoặc ngoại ngữ ngay từ nhỏ, trẻ càng có nhiều cơ hội phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ này và còn giúp ích cho việc phát triển các kỹ năng khác.

Tuy nhiên, việc dạy ngoại ngữ cho trẻ ở độ tuổi sớm cần có phương pháp và các chương trình giảng dạy đúng đắn và phù hợp. Kỹ năng ngôn ngữ phát triển tốt nhất thông qua việc ứng dụng thường xuyên trong các hoạt động giao tiếp và vui chơi hàng ngày

cùng con bước ra thế giới bằng cách chinh phục tiếng anh

cùng con bước ra thế giới bằng cách chinh phục tiếng anh

Trẻ sẽ phát âm chuẩn hơn nếu được học sớm.

Theo ý kiến của các giảng viên giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, nếu nói về khả năng thành công trong việc học một ngôn ngữ mới, tất nhiên khi một người bắt đầu càng sớm thì thời gian tiếp xúc với ngôn ngữ càng dài và qua đó khả năng thành công càng cao.

Có một điều hiển nhiên đó là: Trẻ càng học sớm thì phát âm càng chuẩn. Khi đã ở độ tuổi dậy thì thì cách phát âm, lấy hơi của trẻ đã được định hình qua ngôn ngữ mẹ đẻ và rất khó để người học có thể phát âm giống hệt cách phát âm của người bản ngữ. Đặc biệt là với người Việt Nam, âm của tiếng Việt là âm mũi, trong khi âm tiếng Anh thường là âm cổ họng.

Một số hệ thống chuyên về anh ngữ trẻ em dạy trẻ nhỏ theo đúng cách học tiếng Việt (dạy đánh vần để phát âm chuẩn), trẻ sẽ được học cách phát âm tiếng Anh chuẩn vô cùng bài bản ngay từ bé, có khả năng phát âm cả những từ chưa gặp mà không cần đoán. Khi trẻ đến tuổi trưởng thành, sẽ rất khó để dạy theo phương pháp này.

Phương pháp hoc tiếng anh trẻ em hiệu quả

Trẻ em học tiếng anh qua phương pháp học mà chơi – chơi mà học, vì thế phương pháp để thu hút trẻ em học tiếng anh tốt nhất là nên thu hút trẻ em vào những trò chơi đơn giản giúp trẻ em tiếp cận với tiếng Anh dễ dàng hơn.

Có 6 nguyên tắc vàng trong dạy tiếng Anh cho trẻ em để việc dạy và học có hiệu quả.

  1. Chơi hơn dạy.

Chính xác phải nói đây là phương pháp “Dạy mà không dạy”, trong đó, giáo viên lên lớp không theo một giáo trình nhất định nào cả và tư tưởng chủ đạo không phải là dạy mà là tạo sân chơi đa dạng, nhiều màu sắc bằng tiếng Anh cho trẻ em. Từ đó, hướng dẫn các em tự làm chủ sân chơi và từng bước tự bổ sung các hoạt động khác nhau.

  1. Hoạt động, hình ảnh hơn lý thuyết.

Hình ảnh, trò chơi, nhạc họa, diễn kịch… nói chung là các hoạt động nhằm giúp trẻ tham gia vào môi trường sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên, không gượng ép. Các hoạt động đa dạng sẽ giúp trẻ từng bước hình thành phong cách riêng trong học tập. Phong cách riêng chính là nền tảng của chất lượng và hiệu quả học tập tiếng Anh cho trẻ em.

  1. Học cụ hơn giáo trình.

Việc bám theo một giáo trình nào đó sẽ hạn chế năng lực sáng tạo của cả thầy lẫn trò. Hơn nữa, để có thể đa dạng hóa các hoạt động trong lớp, việc tăng cường học cụ là điều cần thiết.

Dạy tiếng Anh cho trẻ em cần chú ý những học cụ (kể cả bài hát, trò chơi, diễn kịch…) bình thường dễ kiếm để làm tăng hoạt động của các em, nhất là cần khuyến khích trẻ tìm kiếm thêm các học cụ làm phong phú hóa quá trình học tập, khuyến khích trẻ nghe nói, giao tiếp Tiếng Anh nhiều.

Trên diễn đàn Sức khỏe làm đẹp cho biết, việc sử dụng các loại thiết bị công nghệ cao như máy nghe nhạc, điện thoại, truyền hình hay máy tính và các phần mềm kèm theo sẽ giúp đẩy nhanh việc nắm bắt ngôn ngữ nhưng không phải là cái duy nhất làm tăng hiệu quả sử dụng.

Phương pháp học tiếng anh hiệu quả cho trẻ

Phương pháp học tiếng anh hiệu quả cho trẻ

  1. Nói nhiều hơn nghe – viết.

Thực tế cho thấy kỹ năng nói dễ học và bắt chước nhất trong học ngoại ngữ. Và khi nói được, trẻ đã từng bước xây dựng được tâm lý tự tin trong sử dụng tiếng Anh. Đây vốn là điểm yếu cơ bản trong giao tiếp Tiếng Anh đối với nhiều thế hệ đi trước.

Ngoài ra, do tập trung nhiều vào kỹ năng nói, các em cũng cần phải phát âm chuẩn. Điều này phụ thuộc rất lớn vào giáo viên, giáo viên phát âm chuẩn dễ giúp trẻ phát âm chuẩn. Qua đó trẻ em cũng phát âm Tiếng Anh chuẩn hơn.

Một cách hạn chế việc dạy tiếng Anh cho trẻ em phát âm không chuẩn là tăng cường các chương trình hướng dẫn phát âm qua băng đĩa, tivi, nghe nhạc…

  1. Vui hơn cho điểm.

Thông thường, ở nước ta sau mỗi buổi học không riêng gì ngoại ngữ, phụ huynh thường hỏi là “hôm nay được bao nhiêu điểm” hơn là “hôm nay học có vui không, có gì mới không” như trong các hệ thống giáo dục khác. Chính vì tư tưởng này, trẻ phải chú ý lấy được điểm cao và vui chơi lại là thứ yếu. Từ đó, qua từng bậc học hình thành thói quen học vì điểm và bằng mọi cách phải có điểm số cao.

Điểm số cũng cần vì đó cũng là cách động viên trẻ nhưng động viên thì có nhiều cách khác nữa. Phải thay đổi để làm cho lớp học sinh động, trẻ có vui mới hình thành động cơ học tập tốt, có động cơ tốt mới nỗ lực đạt kết quả.

Với một kế hoạch học tập phù hợp, sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tinh thần học tập nghiêm túc, các bạn nhỏ sẽ có đủ hành trang để đạt được mục tiêu của mình và các bậc phụ huynh chính là những người nâng bước con em mình trên con đường chinh phục ước mơ đó.

Nguồn: bacsy.edu.vn