Tiểu cầu là các tế bào nhỏ hơn tế bào hồng cầu và thực chất là những mảnh vụn của một loại tế bào lớn hơn, gọi là mẫu tiểu cầu (megakaryocyte) trong tủy xương. Chúng được hình thành khi mẫu tiểu cầu phân tách.
Với tuổi thọ trung bình chỉ từ 8 đến 10 ngày, tiểu cầu liên tục được sản xuất mới. Chức năng chính của tiểu cầu là đông máu. Khi có vết thương, tiểu cầu kết tụ lại, bám vào các mô bị tổn thương và tạo thành cục máu đông. Đồng thời, chúng cũng giải phóng các chất tăng trưởng giúp thúc đẩy quá trình phục hồi mô.
Bạch cầu
Bạch cầu là các tế bào của hệ thống miễn dịch trong máu. Một số bạch cầu có khả năng tiêu diệt vi sinh vật bằng cách nuốt chửng chúng, trong khi lymphocytes giải phóng kháng thể để chống lại nhiễm trùng.
Tất cả các thành phần trong máu và huyết tương hoạt động phối hợp chặt chẽ. Ví dụ, khi bạn bị đứt tay, tiểu cầu kết tụ để ngăn chảy máu, huyết tương cung cấp dưỡng chất và protein hỗ trợ đông máu, bạch cầu ngăn ngừa nhiễm trùng, và tế bào hồng cầu cung cấp oxy giúp mô hồi phục.
Huyết tương
Giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho hay, Huyết tương là phần dung dịch màu vàng của máu, chứa nhiều chất thiết yếu cho sự sống. Thành phần của huyết tương bao gồm:
- Nước: Chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể người trưởng thành, chủ yếu nằm ngoài tế bào trong dịch kẽ và máu tuần hoàn, giúp duy trì cân bằng nước trong và ngoài tế bào.
- Các chất khoáng: Bao gồm natri, canxi, clo, magie, sắt và các chất kiềm khác.
- Protein: Chứa albumin và globulin, cung cấp nguyên liệu xây dựng cơ thể và chống nhiễm trùng.
- Lipid: Tham gia vào điều hòa nội môi, dinh dưỡng và cấu tạo tổ chức.
- Đường: Cung cấp năng lượng dinh dưỡng.
- Các sinh tố: Tham gia vào tổng hợp các chất và chuyển hóa năng lượng.
Huyết tương có thể thay đổi màu sắc tùy theo trạng thái sinh lý của cơ thể; ví dụ, sau bữa ăn, huyết tương có thể trở nên đục và sau vài giờ lại chuyển sang màu vàng chanh.
Khi cơ thể mất máu, mất nước hoặc thiếu nguyên liệu tạo máu, chức năng của cơ thể có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mất máu có thể do chảy máu cấp tính hoặc mất máu từ từ. Mất nước có thể xảy ra do nôn, tiêu chảy, sốt hoặc tình trạng thiếu nước. Chế độ ăn không đầy đủ hoặc thiếu cân bằng dinh dưỡng cũng dẫn đến thiếu hụt các thành phần máu. Thêm vào đó, các yếu tố như nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và các bệnh lý khác cũng có thể làm giảm hiệu quả của các thành phần trong máu.