Bệnh nhân AIDS và người nhiễm HIV là nguồn truyền nhiễm duy nhất của nhiễm HIV. Không có ổ chứa nhiễm trùng ở động vật. Tất cả mọi người đều có khả năng cảm nhiễm HIV.
- Cần phát hiện sớm và điều trị phẫu thuật u xơ tử cung
- Bỏ túi những điều bạn cần biết trước khi hiến máu
- Cẩn trọng với viêm ruột thừa cấp
Hiểu rõ về căn bệnh HIV và các đường lây nhiễm
Các phương thức lây truyền HIV
HIV đã được phân lập từ máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo, nước bọt, nước mắt, sữa mẹ, nước tiểu và các dịch khác của cơ thể, nhưng nhiều nghiên cứu về dịch tễ học cho thấy rằng chỉ có máu, tinh dịch và dịch tiết âm đạo đóng vai trò quan trọng trong việc làm lây truyền HIV. Do đó chỉ có 3 phương thức làm lây truyền HIV.
- Lây truyền theo đường tình dục
HIV lây truyền qua giao hợp với người nhiễm HIV. Nguy cơ lây nhiễm HIV qua một lần giao hợp với người nhiễm HIV là 0,1% đến 1%. Người nhận tinh dịch trong giao hợp thì có nguy cơ nhiễm HIV nhiều hơn. Người nào có nhiều bạn tình, đồng thời quan hệ tình dục không an toàn thì càng có nguy cơ lây nhiễm HIV. Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (giang mai, lậu…) đều làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV lên gấp 20 lần.
- Lây truyền theo đường máu
Theo các bác sĩ tư vấn, HIV có trong máu toàn phần và các thành phần của máu như hồng cầu, tiểu cầu, huyết tương, các yếu tố đông máu. Do đó HIV có thể được truyền qua máu hay các sản phẩm của máu có nhiễm HIV. Tuy nhiên ngay cả khi xét nghiệm máu cho kết quả âm tính, khả năng lây nhiễm HIV vẫn có thể xảy ra, do máu được lấy ở người mới bị nhiễm HIV, người đó đang ở trong “thời kỳ cửa sổ” của quá trình nhiễm HIV. Nguy cơ này xảy ra nhiều ở nơi có tỷ lệ nhiễm HIV cao, đặc biệt ở những nơi người cho máu chuyên nghiệp cao và họ thường thay đổi địa điểm cho máu.
HIV cũng truyền qua các dụng cụ xuyên, chích qua da chưa được tiệt trùng như bơm kim tiêm (tiêm chích ma túy), kim xâu tai, dao cạo râu…khi các dụng cụ đó có HIV. Lây truyền trong chăm sóc y tế: Việc sử dụng các dụng cụ trong tiêm chích, chữa răng, phẩu thuật…trong y tế mà không được tiệt trùng cẩn thận cũng có khả năng làm lây truyền HIV.
- Lây truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ chu sinh
Khi thai còn trong tử cung: Virus HIV được truyền từ mẹ sang thai nhi ở giai đoạn rất sớm ngay từ tuần thứ 8 và kéo dài trong suốt thời gian mang thai.
Cấy máu cuống rốn đã phân lập được HIV ở những trẻ sơ sinh mà người mẹ có phản ứng huyết thanh HIV dương tính. Mức độ virus càng tăng và dễ phân lập ở những đứa con của các bà mẹ bị bệnh AIDS. Người ta cũng tìm thấy virus HIV ở nhiều phủ tạng (gan, não, thận) ở cơ thể các thai nhi bị sẩy thai từ tuần thứ 13 ở những thai phụ có HIV(+). Như vậy HIV đã được truyền từ me sang thai qua bánh rau và được gọi là lây truyền dọc. Có từ 20- 30% số trẻ sơ sinh được truyền virus từ mẹ có HIV(+) theo con đường này.
Khi thai đi qua đường sinh dục: Nếu là cuộc đẻ khó, có sự can thiệp làm tổn thương đường sinh dục thì nguy cơ nhiễm virus sẽ tăng lên rất nhiều, ví dụ như Forceps, giác hút sản khoa, cắt nới tầng sinh môn.
Hiểu rõ về căn bệnh HIV giúp chúng ra có cách phòng và tránh bệnh tốt hơn
Những phương thức không lây truyền HIV
Trong chuyên mục cẩm nang sức khỏe cũng cho hay ngoài 3 phương thức lây truyền nêu trên, hiện nay chúng ta không có bằng chứng về phương thức lây truyền nào khác.
- HIV không lây qua đường hô hấp như ho, hắt hơi.
- HIV không lây qua tiếp xúc sinh hoạt thông thường như nơi làm việc, trường học, rạp hát, bể bơi….HIV không lây truyền qua bắt tay, ôm hôn, mặc chung quần áo, dùng chung cốc, chén, bát, đĩa, thìa.
- Muỗi đốt không làm lây truyền HIV. Thực tế ở Châu Phi cho thấy rằng những vùng bị sốt rét nặng nề không tường ứng với vùng có tỷ lệ nhiễm HIV cao. Khi vào cơ thể muỗi, HIV bị dịch vị dạ dầy tiêu diệt, nó không thể sống và nhân lên trong cơ thể muỗi được.
Vì thế chúng ta cần hiểu rõ về căn bệnh lây nhiễm này để có cách phòng tránh và bảo vệ sức khỏe gia đình cũng như bản thân.
Nguồn: bacsy.edu.vn