Hiến máu được coi là nghĩa cử cao đẹp vì có rất nhiều bệnh nhân đang cần máu để chữa trị. Nếu đã quyết định đi hiến máu, hãy tìm hiểu một vài thông tin cần thiết để an toàn cho bạn và cả người nhạn máu.
- Bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên vận động như thế nào?
- Nguyên nhân nào khiến lòng bàn chân bị đau?
- Tìm hiểu cách khắc phục tiền mãn kinh và mãn kinh
Hiến máu là sự chia sẻ máu của mình cho người khác nhằm tăng cường số lượng máu cung cấp cho các bệnh viện để cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân. Đây là một hành động nhân đạo nhưng cần dược chuẩn bị kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn trước tiên cho người hiến máu và sau đó là lượng máu quý giá mà bạn vừa hiến tặng. Dưới đây là một số hướng dẫn cần thiết trước khi bạn hiến máu.
Nắm vững những kinh nghiệm khi đi hiến máu nhân đạo
Kiểm tra xem bạn có đủ điều kiện hiến máu?
Ngân hàng máu luôn cần một lượng máu lớn để điều trị cho các bệnh nhân cần máu, những điều đó không có nghĩa là ai cũng có thể cho máu.
Ở Việt Nam, một cá nhân hiến máu phải từ 18 tuổi trở lên, có cân nặng ít nhất 42kg đối với nữ và 45kg đối với nam. Bạn có thể chưa đủ điều kiện cho máu nếu bạn xăm mình trong thời gian gần đây, có quan hệ tình dục không an toàn, huyết áp thấp hoặc thiếu máu. Một số trường hợp mắc các bệnh nội khoa hoặc đang điều trị các bệnh lây nhiễm như Viêm gan B, Viêm gan C, HIV/AIDS đều không được hiến máu. Phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú hoặc đang trong chu ky kinh nguyệt cũng không nằm trong phạm vi này.
Nên chuẩn bị gì trước khi hiến máu?
Nếu bạn tự tin bạn mình đủ điều kiện, hãy đến các Trung tâm huyết học và truyền máu trên cả nước, các điểm hiến máu di động, các phong trào, câu lạc bộ tình nguyện của Thanh niên, Hội Chữ thập đỏ… Mang theo giấy chứng minh thư, thẻ hiến máu (nếu bạn đã từng hiến máu trước đó).
Các bác sĩ tư vấn khuyến cáo, trước khi đi hiến máu bạn nên ăn một bữa ăn có ít chất béo và nhiều sắt một giờ trước khi bạn hiến máu. Bánh mì, sữa chua không béo, trứng, rau chân vịt, chuối là loại thực phẩm tốt để lựa chọn. Lượng sắt cao, giữ cho bạn tỉnh táo và ít có nguy cơ bị ngất xỉu.
Bạn cần có sức khỏe tốt không mắc bệnh lây nhiễm trước khi hiến máu
Hồi phục ngay sau hiến máu
Bạn sẽ được chăm sóc sau hiến máu với đồ ăn nhẹ, nước trái cây, nước đường để giúp giữ mức đường huyết tăng lên và không khiến bạn cảm thấy chóng mặt. Bạn có thể được băng nhẹ tại chỗ lấy máu để giữ tránh nhiễm trùng.
Máu của bạn sẽ trải qua hơn một chục các xét nghiệm để đảm bảo máu được an toàn đến người được nhận sau này. Nếu các kết quả xét nghiệm có vấn đề gì bất thường, bạn sẽ sớm được liên lạc lại.
Khỏe mạnh sau hiến máu
Trong chuyên mục cẩm nang sức khỏe có hướng dẫn, những ngày sau hiến máu, tránh tập thể dục hoặc nâng tạ nặng và nhớ uống nhiều nước. Tránh thức uống chứa caffeine hoặc cồn, vì chúng có thể làm bạn mất nước. Nếu thấy rằng hiến máu là việc nên làm thì cũng không nên vội vàng để hiến máu tiếp. Bạn sẽ phải chờ ít nhất 8 tuần hoặc lâu hơn cho lần hiến máu tới và điều đó đôi khi còn phụ thuộc vào cân nặng và sức khỏe của bạn tại thời điểm đó.
Hiến máu cứu người – một nghĩa cử cao đẹp, nhưng ngoài việc giúp người khác thì bạn cũng nên tìm hiểu để bảo vệ sức khỏe cho chính mình.
Nguồn: bacsy.edu.vn