Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Bố mẹ đã biết cách chăm sóc trẻ khi bị viêm loét miệng chưa?

Bệnh viêm loét miệng là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em. Bệnh gây cảm giác cho trẻ khó ăn uống, đau miệng, quấy khóc nên rất nhiều phụ huynh quan tâm.

Nguyên nhân gây ra viêm loét miệng ở trẻ

Nguyên nhân gây ra viêm loét miệng ở trẻ

Vết loét miệng ở trẻ thường biểu hiện là những vết loét nhỏ có kích thước vài milimet. Những vết loét này thường xuất hiện ở lưỡi, môi, vòm họng, mặt trong niêm mạc má. Vậy nguyên nhân gây ra viêm loét miệng và cách điều trị viêm loét miệng ở trẻ như thế nào?

Nguyên nhân gây ra viêm loét miệng ở trẻ

Theo thông tin Y học mới nhất có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm loét miệng ở trẻ. Vậy những nguyên nhân đó là gì?

Nguyên nhân hay gặp nhất là các tổn thương niêm mạc miệng là do các tác động cơ học như trong khi ăn trẻ vô tình cắn vào lưỡi hay mặt trong gò má; trẻ ăn những thức ăn cứng, nhiều mảnh xơ gây trầy xước niêm mạc miệng như ăn bánh mì nướng, mía… hay trẻ vệ sinh răng miệng không đúng cách do dùng bàn chải lông cứng chải răng và nướu quá mạnh.

Tổn thương do nhiệt như trẻ ăn uống phải thức ăn quá nóng hay đồ ăn cay nóng, bị bỏng niêm mạc miệng gây lở loét.

Do trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc chế độ ăn không cân đối thiếu các vitamin và chất khoáng cần thiết như vitamin B12, vitamin C, chất sắt và acid folic.

Ngoài ra, loét miệng ở trẻ cũng có thể gặp trong một số bệnh lý liên quan đến tình trạng rối loạn của hệ thống miễn dịch hay những bệnh lý truyền nhiễm như thủy đậu, herpes,… hoặc một số thuốc có thể làm giảm tiết nước bọt gây khô miệng cũng dễ làm xuất hiện những vết loét bên trong miệng.

Và bố mẹ cần chú ý khi trẻ bị viêm loét miệng có thể dấu hiệu của bệnh chân tay miệng. Cần cho trẻ đến gặp Bác sĩ tư vấn để được khám và điều trị kịp thời. Tránh để lây lan và gây tử vòn cho trẻ.

Cách chăm sóc và điều trị khi trẻ bị viêm loét miệng

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh loét miệng ở trẻ em mà có những cách điều trị khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản hầu hết các nguyên nhân gây viêm loét miệng đều lành tính và sang thương thường tự khỏi sau 1-2 tuần. Vì vậy, phương pháp điều trị chính hiện nay chủ yếu là làm giảm đau và giúp vết loét mau lành.

Trong thời gian bé bị bệnh, bố mẹ lưu ý tránh cho trẻ ăn đồ nóng, cay nên cho trẻ ăn đồ nguội, dễ nuốt, nhiều chất dinh dưỡng như cho trẻ ăn: cháo trứng, cháo đường, sữa chua, sữa nguội, bán Flan… có thể cho trẻ uống một số thuốc bổ chứa nhiều vitamin để bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ.

Cách chăm sóc trẻ bị viêm loét miệng

Cách chăm sóc trẻ bị viêm loét miệng

Khi bé bị loét miệng thường có những vết loét gây đau rát, khó chịu cho bé khi ăn, quấy khóc hay khi đánh răng có thể đau và chảy máu. Nên cho trẻ dùng bàn chải lông mềm, dùng nước súc miệng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn răng miệng hay nước muối loãng nếu như vết loét nhiều.

Lưu ý nếu vết loét miệng phát triển lớn hơn một cách bất thường hay vết loét kéo dài trên 3 tuần thì phải cho trẻ tái khám ngay để xác định nguyên nhân vì có thể chúng là dấu hiệu của những bệnh lý khác nặng hơn.

Phòng ngừa viêm loét miệng ở trẻ

Theo Dược sĩ Đặng Nam Anh – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khuyên các bậc phụ huynh cần quan tâm những vấn đề sau để phòng bệnh viêm loét miệng ở trẻ:

  • Hướng dẫn cho trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách, vệ sinh nhẹ nhàng bằng các bàn chải lông mềm.
  • Cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất đặc biệt là có nhiều khoáng chất và các vitamin A, C, E.
  • Hướng dẫn trẻ vệ sinh ăn uống. Không cho trẻ ngậm tay chân hay đồ chơi vật dụng không sạch.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa và rửa tay thường xuyên trước khi chăm sóc trẻ.
  • Tiêm phòng cho trẻ các loại vắc xin và chích ngừa thủy đậu.
  • Nếu trẻ bị các bệnh lý truyền nhiễm như thủy đậu, tay chân miệng thì phải cho trẻ cách ly không tiếp xúc với các trẻ khác.

Trên đây là những cách điều trị bệnh viêm loét miệng ở trẻ mà các bậc phụ huynh nên lưu ý ghi vào sổ tay chăm sóc con bạn một cách tốt nhất nhé!

Nguồn: bacsy.edu.vn