Thời tiết lạnh và nồm ẩm là điều kiện khiến nhiều căn bệnh bùng phát, vậy chúng ta cần phải làm gì để phòng tránh các căn bệnh này?
- Mắc bệnh viêm dạ dày thì nên ăn gì vào mùa đông?
- Điểm danh các thực phẩm trị cảm hiệu quả mùa lạnh
- Dùng thảo dược trị ho cho trẻ có thực sự an toàn hay không?
Những căn bệnh thường gặp vào mùa đông
Những căn bệnh thường gặp vào mùa đông
Theo các bác sĩ tư vấn, thời tiết lạnh không gây nên bệnh nhưng chúng lại thúc đẩy tạo điều kiện thuận lợi làm cho con người dễ bị mắc bệnh qua các loại virus, vi khuẩn, bởi thời tiết nồm ẩm dễ làm chúng sinh sôi, nhân lên và lây lan khắp cộng đồng. Ngoài ra, thời tiết lạnh làm giảm lưu lượng máu đến niêm mạc mũi, họng và phổi nên có thể làm giảm phản ứng của hệ miễn dịch theo khuyến cáo của các chuyên gia về bệnh tai – mũi – họng.
Đặc biệt với những đối tượng hệ miễn dịch còn non yếu, sức đề kháng kém như trẻ em và người cao tuổi thì việc mắc một số căn bệnh là điều không thể tránh khỏi. Một số căn bệnh thường mắc vào mùa đông như: cảm lạnh thông thường hoặc viêm mũi do virus, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi, cúm, rối loạn tiêu hóa do virus… Mỗi căn bệnh đều có những dấu hiệu bệnh rất rõ ràng và có cơ chế phát triển lây lan rất rộng, đặc biệt chúng có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Vì thế ai cũng cần có ý thức phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe trước thời điểm giao mùa.
Biện pháp phòng ngừa các bệnh thường gặp trong mùa đông
Biện pháp phòng ngừa các bệnh thường gặp trong mùa đông
Để chủ động phòng tránh các bệnh có thể bị mắc nhiễm trong mùa đông thì tất cả mọi người cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa một cách tích cực như tiêm phòng cúm, phế cầu khuẩn; đồng thời phải rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn hoặc có tiếp xúc, va chạm vào mắt, mũi, miệng; có thể mang theo chất khử trùng tay khi đi du lịch để sử dụng khi cần thiết nếu không có điều kiện rửa tay bằng xà phòng. Ngoài ra, nên tránh sự tiếp xúc gần với những người đang mắc bệnh. Bác sĩ khuyến cáo đối với các trường hợp mắc bệnh thông thường, phải cần khoảng 2 tuần sau đó không tiếp xúc với người bệnh thì mới có thể giảm được nguy cơ nhiễm bệnh do sự lây lan. Đối với trẻ nhỏ bị cúm có lẽ tốt nhất nên đợi khoảng thời gian 3 tuần sau khi bị bệnh mới được tiếp xúc.
Cần thận trọng xem xét các dấu hiệu triệu chứng một cách nghiêm túc để phát hiện bệnh và nên đi khám bệnh nếu có biểu hiện nghiêm trọng hoặc kéo dài vài ngày sau đó không đỡ. Khi đi khám bệnh cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của các bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý mua thuốc về điều trị. Trong quá trình điều trị nên hạn chế tiếp xúc với cộng đồng để tránh sự lây lan. Mặt khác cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, các vitamin và chất khoáng để gia tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Các bệnh hô hấp thường gặp vào mùa đông thường để lại nhiều biến chứng bệnh nguy hiểm, dễ tái phát, vì thế việc phòng ngừa và điều trị bệnh là vô cùng quan trọng. Mọi người cần nâng cao ý thức phòng ngừa trước khi các căn bệnh bùng phát.
Nguồn: bacsy.edu.vn