Bệnh không dung nạp gluten là một chứng dị ứng khá trầm trọng, hệ đề kháng của cơ thể chống lại chất đạm (protein) trong lúa mì và những ngũ cốc khác.
- Dây ruột gà chữa trẻ sốt cao co giật hiệu quả
- Bác sĩ tư vấn hướng dẫn dấu hiệu nhận biết căn bệnh ung thư
- Cách chăm sóc và điều trị bệnh rối loạn tiền đình hiệu quả
Bệnh không dung nạp gluten là gì? Cách chữa trị như thế nào?
Sinh lý bệnh học của bệnh không dung nạp gluten
– Việc mất khả năng dung nạp miễn dịch đối với các kháng nguyên peptid gliadin có nguồn gốc từ lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và các loại ngũ cốc liên quan là tình trạng bất thường chính của bệnh. Các peptid này có khả năng kháng protease ở người, cho phép chúng tồn tại nguyên vẹn trong lòng ruột non. Hiện chưa xác định được con đường cho phép các peptid này xâm nhập màng mô liên kết, tuy nhiên giả thiết chính bao gồm các liên kết chặt chẽ bị khiếm khuyết, vận chuyển xuyên tế bào nội mô, lấy mẫu lòng ruột bằng tế bào đuôi gai và xâm nhập trong quá trình tái hấp thu của các tế bào nhung mao ruột non chết theo chương trình.
– Theo bác sĩ tư vấn trong lớp dưới niêm mạc ruột, các peptid này kích hoạt cả miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thích ứng. Cơ chế của kích hoạt miễn dịch bẩm sinh chưa được hiểu đầy đủ. Các peptid gluten rõ ràng có thể kích thích quá trình sản sinh interleukin-15 của tế bào đuôi gai và đại thực bào, sau đó kích thích tế bào lympho trong biểu mô, dẫn đến tổn thương lớp biểu mô. Trong lớp dưới niêm mạc, các peptid gluten được khử amid bởi transglutaminase mô, một enzym thường tham gia vào liên kết ngang giữa các sợi collagen và quá trình tái tạo mô. Việc khử amid của peptid gliadin trước tiên cho phép liên kết ái lực cao với các peptid HLA liên quan đến bệnh không dung nạp gluten (DQ2 hoặc DQ8) được phát hiện trên các tế bào trình diện kháng nguyên và sau đó cho phép kích hoạt các tế bào T hỗ trợ (Th). Vì lý do này, bệnh nhân phải có HLA-DQ2 (95% bệnh nhân mắc bệnh không dung nạp gluten) hoặc HLA-DQ8 (5% bệnh nhân mắc bệnh không dung nạp gluten) để phát triển bệnh không dung nạp gluten. Chết tế bào và tái tạo mô kèm theo tình trạng teo nhung mao và tăng sản nang do tế bào lympho T gây độc sinh ra từ Th1. Th2 kích hoạt sự trưởng thành của bào tương và sau đó sản sinh ra kháng thể kháng tTG và gliadin.
Triệu chứng của bệnh không dung nạp gluten
– Các triệu chứng của bệnh học không dung nạp gluten khác nhau và đa dạng ở nhiều người, có thể xuất hiện ở ống tiêu hóa hoặc xuất hiện trên nơi khác của cơ thể. Có thể kể đến các triệu chứng ở trẻ em như:
+ Đầy hơi và đau bụng
+ Tiêu chảy mãn tính
+ Nôn mửa
+ Bón
+ Phân nhạt, có mùi hôi hoặc phân có chất béo
+ Giảm cân
– Việc kém dinh dưỡng do bệnh không dung nạp gluten, làm cho trẻ em khiếm khuyết về thể chất, dinh dưỡng, gây nên các hậu quả như không có men răng, tăng trưởng, dậy thì chậm…
Triệu chứng của bệnh không dung nạp gluten
– Ở người lớn, có các triệu chứng sau (thường là không về tiêu hóa):
+ Thiếu máu do thiếu sắt không rõ nguyên nhân
+ Mệt mỏi thường xuyên
+ Viêm khớp, đau xương
+ Loãng xương hoặc mất xương
+ Tê ngứa ra ở bàn tay ,bàn chân
+ Động kinh
+ Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
+ Vô sinh hoặc sẩy thai tái phát
+ Sang thương trong miệng
+ Phát ban ngứa, còn gọi là viêm da Herpes
– Những người mắc bệnh không dung nạp gluten có thể không có triệu chứng nhưng vẫn có thể phát triển các biến chứng của bệnh theo thời gian. Biến chứng lâu dài bao gồm suy dinh dưỡng có thể dẫn đến thiếu máu, loãng xương và sẩy thai, trong số các vấn đề khác, bệnh gan và ung thư ruột.
Nguồn: bacsy.edu.vn