Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Bật mí những công dụng chữa bệnh từ cây Ba đậu

Ba đậu là một loại cây thuốc quý thuộc họ thầu dầu, hay còn được gọi là mần để. Sau đây các bạn đọc hãy theo chân các lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM để tìm hiểu rõ hơn về những khả năng chữa bệnh của loại thảo dược đặc biệt này nhé!

Ba đậu là một loại cây thường mọc hoang ở ven đường hay nương rẫy

Ba đậu là một loại cây thường mọc hoang ở ven đường hay nương rẫy

Thông tin cần biết về Ba đậu

Ba đậu có tên khoa học là Croton tiglium L, Cây gỗ nhỏ cao 3-6m, phần cành nhiều. Lá mọc so le, mép khía răng. Lá non màu hồng đỏ. Hoa mọc thành chùm ở đầu cành, hoa đực ở phía ngọn, hoa cái ở phía gốc. Ba đậu thường ra quả vào tháng 8 đến tháng 10 hàng năm, quả nang nhẵn màu vàng nhạt. Hạt có vỏ cứng màu vàng nâu xám. Cây ra hoa tháng 5-7. Cây của vùng Ấn Độ – Malaixia, mọc hoang ở ven đồi, nương, rẫy cũ và rừng ẩm.

Theo đông y, Hạt cây ba đậu có vị cay, tính nóng, rất độc, có công năng phá tích, trục đờm, hành thuỷ. Rễ và lá có vị cay và nóng có độc, có tác dụng khu phong, ôn trung tán hàn, tiêu thũng.

Thành phần hóa học có trong Ba đậu

Về thành phần hóa học các giảng viên khoa Cao đẳng Xét nghiệm tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết trong cây Ba đậu có chứa một số thành phần hóa học như Hạt chứa khoảng 30-50 % dầu mùi khó chịu chứa các glycerid acid trung hoà và không trung hoà , không có tính tẩy, gồm palmitin, stearin, glycerid crolonic và tiglic; 18 % protein… Hạt có tính chất tẩy do nhựa hoà tan trong dầu chứa các yếu tố phenolic gây bỏng da. Trong hạt có một glycosid là crotonosid một albuminoza rất độc là croitin , một alcaloid gần như ricinin trong hạt Thầu dầu.

Ba đậu và một số tác dụng dược lý

Ba đậu với nhiều lợi ích mang lại cho sức khỏe con người

Ba đậu với nhiều lợi ích mang lại cho sức khỏe con người

Các bác sĩ, lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết ba đậu có một số tác dụng dược lý như Nước sắc Ba Đậu có tác dụng ức chế mạnh tụ cầu vàng, bạch hầu trực khuẩn, ức chế hoạt tính đối với trực khuẩn cúm và trực khuẩn mủ xanh (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng). . Liều rất nhỏ dầu Ba Đậu thí nghiệm trên chuột nhắt thấy có tác dụng giảm đau. Dầu Ba Đậu dùng tại chỗ gây phóng Histamin. Chích dưới da làm tăng tiết chất nội tiết thượng thận. Người uống dầu Ba Đậu 20 giọt có thể bị chết (Trung Dược Học). . Với liều 2 giọt trở lên gây ra viêm ruột và có triệu chứng ngộ độc, nôn mửa, tiêu chảy nhiều, toát mồ hôi và chết. Liều 10-20 giọt đủ giết 1 con ngựa. Dùng liều nhỏ liên tiếp cüng gây ngộ độc và chết (Những Cây Thuốc Vị Thuốc Việt Nam).

Bài thuốc trị bệnh áp dụng với cây ba đậu

  • Chữa tưa trẻ em (muguet): Ba đậu 1g, nhân hạt dưa hấu 0,5 g tán nhỏ gia ít dầu thơm trộn đều, vo thành viên nhỏ đắp ở huyệt Aán đường, 15 giây lấy ra, ngày 1 lần, thường đắp 2 lần. Đã theo dõi trị 190 ca, có kết quả khỏi 90%, có kết quả 7,9%, không kết quả 2,1 % ( Lâm trường Hỷ và cộng sự, Tạp chí Trung tây y kết hợp 1987,9:548).
  • Trị nọc độc rắn cắn: Rễ Ba đậu 30g, ngâm trong một lít rượu, lấy nước đắp ngoài. Dùng lá khô tán bột 0,5g uống với nước mát, ngày một lần.
  • Chữa tắt ruột: Ba đậu sương cho vào nang nhựa uống, người lớn mỗi lần uống 1 – 2 viên nang ( tương đương 0,15g – 0,30 g), trẻ em giảm liều, lúc cần 3 – 4 giờ uống 1 lần. Theo dõi 50 ca kết quả khỏi 40 ca, 10 ca không khỏi ( Tiêu Niệm Hoa, Báo Thiên tân Y dược 1974,7:431).
  • Trị táo bón do tỳ hàn, thực tích: Tam vật bị cấp hoàn: Ba đậu sương, Can khương, Đại hoàng lượng bằng nhau, tán bột luyện mật làm hoàn. Mỗi lần uống 0,6 – 1g với nước sôi nguội.
  • Chữa hàn tả: Ba lưu tán ( bột than Ba đậu, bột Lưu hoàng), cho vào nang nhựa uống. Liều mỗi ngày: Ba đậu than 0,62g, bột Lưu hoàng 1,24 g. Đã dùng trị 38 ca tiêu chảy mạn tính, thể hàn ngưng, thời gian uống thuốc từ 1 đến 30 ngày. Kết quả khỏi 20 ca, tiến bộ 13 ca, không kết quả 5 ca. Tỷ lệ kết quả 86,8 % ( Sử Tải Tường, Tạp chí Trung y 1979,12:30).
  • Chữa viêm niêm mạc dạ dày, đau bụng: Tam vật bạch thang ( Trương Trọng Cảnh): Ba đậu sương 1g, Cát cánh 3g, Bối mẫu 3g, tất cả tán bột trộn đều. Mỗi lần uống 0,2 g với nước ấm. Ba đậu sương 0,5g, Nhục quế 3g, Trầm hương 2g, Đinh hương 3g, tất cả tán nhỏ trộn đều. Mỗi lần dùng 0,5g – 1g với nước sôi ấm ( Diệp quất Tuyền).
  • Chữa bụng báng thủy thũng ( ascite): Ba đậu sương, Hạnh nhân lượng bằng nhau làm hoàn. Mỗi lần uống 0,3 – 0,6g với nước sôi nguội. Kiêng uống rượu. Cũng bài thuốc này, theo Đỗ tất Lợi thì liều lượng như sau: Ba đậu 200mg, Hạnh nhân 3g, chế thành viên bằng hạt đỗ xanh. Ngày uống 3 – 6 viên.

Các lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cũng lưu ý với các bạn đọc rằng Bệnh thực nhiệt, táo bón, phụ nữ có thai không dùng. Ba đậu rất độc không dùng quá liều. Nếu bị ngộ độc, dùng Ðậu đen, Ðậu xanh , Ðậu đũa hoặc Hoàng liên nấu nước uống để giải độc.