Trang leo hay còn được gọi với cái tên đặc biệt khác là sử quân tử, đây là một loại cây ngoài công dụng trồng làm cây cảnh còn được xem là vị thuốc Đông y với nhiều công dụng điều trị bệnh vô cùng hữu ích.
- Điểm qua những lợi ích mà caffeine có thể mang lại cho sức khỏe con người
- Bác sĩ cảnh báo những dấu hiệu chứng tỏ cơ thể đang thiếu vitamin
- Những phương pháp điều trị bệnh hôi miệng tại nhà
Bật mí công dụng chữa bệnh từ cây Trang leo
Thông tin sơ lược về cây Trang leo
Trang leo có tên khoa học là FructusQuisqualis Indica L, thuộc Họ Bàng (Combretaceae), đây là một loại dây leo, mọc tựa vào cây khác phân bố nhiều ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Trang leo có lá mọc đối, đơn, nguyên. Hoa hình ống, mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc ngọn cành, dài khoảng 4cm-10 cm.Lúc mới nở hoa mầu trắng sau chuyển thành đỏ phớt tím. Quả khô, hình trái xoan, có 5 sườn lồi, đầu trên nhọn, đầu dưới hơi tròn, khi chín màu nâu sẫm. Mặt cắt ngang hình sao 5 cánh, giữa có khoang tròn đựng 1 hạt. Hạt hình thoi, vỏ màu nâu sẫm, mỏng, dễ bóc, nhăn nheo, mùi thơm, vị bùi.
Theo các Bác sĩ Y học cổ truyền Truong Cao dang Duoc Sai Gon cho biết Trang leo có vị ngọt, tính ấm, không độc. Có công dụng Kiện Tỳ Vị, trừ thấp nhiệt. Trị trẻ nhỏ bị các bệnh da ngứa; Sát trùng, tiêu tích, kiện Tỳ. Trị giun đũa, bụng đau, trẻ nhỏ bị cam tích , sữa và thức ăn không tiêu, bụng đầy, tả, lỵ; Sát trùng, tiêu tích. Trị giun móc, giun đũa, trùng tích, bụng đau, trẻ nhỏ bị cam tích; Trị trẻ nhỏ bị 5 chứng cam, tiểu đục, tiêu chảy, lỵ; Sát trùng, liện tỳ, tiêu thực.
Thành phần hóa học có trong Trang leo
Theo dược sĩ Lê Thị Thanh Nhàn hiện đang là giảng viên Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết trong Trang leo có chứa 20%-27 % chất dầu béo màu xanh lục nhạt, sền sệt, vị nhạt, mùi nhựa, không có tác dụng tẩy giun; Chất gôm, các chất hữu cơ, chất đường.
Trang leo và một số đơn thuốc chữa bệnh thần kỳ
Trang leo thường được trồng ở hàng rào, cổng nhà để làm cảnh
- Chữa sán, giun kim, táo bón: Trang leo, Đại hoàng, Hoàng cầm đều 8g, Thạch lựu bì, Tân lang đều 16g, Cam thảo 4 g. tán mịn thành bột. Mỗi lần uống 12g, trẻ nhỏ giảm bớt liều (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
- Trị đầu mặt lở ngứa: Trang leo, ngâm với 1 ít dầu thơm 3-5 ngày, lúc đi ngủ, uống dầu thơm đó (Phổ Tế phương).
- Chữa trùng nha đông thống: Trang leo, sắc lấy nước, ngậm (Tần Hồ Tập Giản phương).
- Trị Giun, Cam Tich. + Hậu phác 0,4g, Trang leo 40g, Trần bì 0,4g, Xuyên khung 0,4g. Tán mịn thành bột, làm hoàn. Uống với nước gạo lâu năm; Đại hoàng, Trang leo, Tân lang, Vỏ rễ thạch lựu. Làm hoàn, uống với nước luộc thịt heo loãng hoặc nước luộc thịt gà, lúc đói; Bạch vô quyển 0,4g, Cam thảo 0,4g, Khổ luyện tử 5 trái, Trang leo 10 nhân. Tán bột. Mỗi lần uống 4g; Trang leo, bỏ vỏ, tán bột. uống lúc canh năm, khi bụng đói, với nước cơm; Mộc miết tử nhân 20 g, Trang leo nhân 12g. Tán bột. Dùng 1 trái trứng gà, cho thuốc bột vào, chưng chín, ăn lúc bụng đói (Giản Tiện phương).
- Chữa trẻ nhỏ bị cam tích, bụng đầy, tiêu lỏng, ăn kém, bú kém: Trang leo, Kha tử đều 12g, Trần bì 6g, Hậu phác 8g, Cam thảo 4g. sắc lấy nước uống.
- Trị trẻ nhỏ Tỳ hư, cam tích: Trang leo, Mạch nha, Nhục đậu khấu đều 20g, Hoàng liên, Thần khúc đều 400 g, Mộc hương 80 g, Tân lang 20 trái. Tán mịn thành bột, làm viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g với nước ấm [dưới 1 tuổi giảm bớt] (Phì Nhi Hoàn – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
- Chữa giun: Trang leo (sao vàng).Người lớn mỗi lần 10-20 quả, trẻ nhỏ mỗi tuổi mỗi lần 1,5 quả, tổng lượng không quá 20 quả. Ăn trước khi đi ngủ. Mỗi ngày 1 lần, liên tục 3 ngày(Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
- Chữa giun chui ống mất, bụng trên đau quặn: Trang leo, Tân lang, Chỉ xác, Khổ luyện bì đều 12g, Ô mai 4g, Quảng mộc hương 8g. sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Những lưu ý khi sử dụng trang leo trong chữa bệnh
Bên cạnh những lợi ích mang lại cho sức khỏe con người của trang leo thì các giảng viên khoa Cao đẳng Dược TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM cũng khuyến cáo cho các bạn đọc một số lưu ý khi sử dụng trang leo cụ thể như: Trang leo kỵ nước trà nóng, uống chung sẽ bị tiêu chảy ngay; Kỵ thức ăn nóng; Tỳ Vị hư hàn không nên dùng nhiều, dùng nhiều sẽ gây nấc; Người không có trùng tích không nên dùng;Uống thuốc này kỵ nước trà nóng. Uống liều cao có thể gây nôn mửa, nấc, chóng mặt.