Hiện nay, ung thư dạ dày đang là một bệnh cực kỳ nguy hiểm có thể cướp đi tính mạng của bệnh nhân bất cứ lúc nào. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của bệnh là gì?
- Bỏ túi những điều bạn cần biết trước khi hiến máu
- Cẩn trọng với viêm ruột thừa cấp
- Bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên vận động như thế nào?
Bạn đã biết về triệu chứng và nguyên nhân gây ung thư dạ dày?
Bệnh ung thư dạ dày là gì?
Ung thư dạ dày là khối u ác tính có thể phát triển ở bất cứ phần nào của dạ dày và có thể lan xuyên qua dạ dày sang các cơ quan khác. Nó có thể tăng trưởng dọc theo thành dạ dày vào thực quản hoặc ruột non. Ung thư dạ dày là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong liên quan đến ung thư trên thế giới, hiện là một căn bệnh khó chữa.
Ung thư dạ dày có thể lan rộng xuyên qua thành dạ dày và lan sang các hạch bạch huyết lân cận, lan sang các cơ quan như gan, tuyến tụy, đại tràng. Theo nhiều chia sẻ trên trang tin tức Y tế, ung thư dạ dày cũng có thể lan sang các phần xa hơn như phổi, các hạc thượng đòn và buồng trứng.
Người bị ung thư dạ dày có những biểu hiện gì ?
Ung thư dạ dày là bệnh khó phát hiện sớm do trong thời gian đầu của bệnh thường không biểu hiện triệu chứng hoặc các triệu chứng không điển hình. Khi xuất hiện các triệu chứng thường ung thư đã di căn sang các phần khác của cơ thể. Ung thư dạ dày có thể gây ra các triệu chứng sau:
- Ban đầu có thể khó tiêu hoặc ợ chua, ợ nóng.
- Khó chịu hoặc đau ở bụng.
- Ung thư dạ dày khi phát triển làm cho cơ thể suy nhược, mệt mỏi, đầy bụng sau ăn, đau vùng bụng trên, buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón.
- Ung thư dạ dày tiếp tục phát triển có thể dẫn tới giảm cân, chảy máu ( nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu).
Bất kì một triệu chứng nào kể trên có thể là do ung thư dạ dày hoặc một bệnh khác ít nguy hiểm đến tính mạng gây ra chẳng hạn như virus dạ dày hoặc loét. Khám và xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân. Nhiều bệnh đường tiêu hóa có thể gây ra chảy máu, vì thế có máu trong phân không nhất thiết có nghĩa là bị ung thư.
Ung thư dạ dày do những nguyên nhân nào gây ra?
Ung thư dạ dày thường xảy ra do nhiều yếu tố, liên quan đến cả yếu tố di truyền và yếu tố môi trường. Tỉ lệ mắc bệnh ở nam giới gấp đôi nữ giới, estrogen có thể bảo vệ phụ nữ chống lại sự phát triển của căn bệnh này.
Một số yếu tố môi trường liên quan đến sự phát triển của loại bệnh học này như:
Chế độ ăn: Một chế độ ăn chứa nhiều muối, thịt hun khói có tương quan với tỉ lệ gia tăng của ung thư dạ dày. Một nghiên cứu cho thấy: sau khi tiêm tĩnh mạch 123-iodine đo nồng độ iod đtại thời điểm 30 phút, 20 giờ và 48 giờ thì nồng độ iod cao và nhanh ở niêm mạc dạ dày, trong tuyến nước bọt, niêm mạc miệng và trong dịch não tủy. Trong tuyến giáp nồng độ iod cũng tăng dần. Nitrat và nitrit được thải trừ khỏi cơ thể nhờ sự chuyển đổi của một số vi khuẩn, trong đó có H.polyri, thành các hợp chất đã tìm thấy gây ung thư dạ dày ở động vật. Chế độ ăn uống gồm nhiều trái cây và rau củ giàu vitamin C có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày.
Ung thư dạ dày do những nguyên nhân nào gây ra?
Hút thuốc: Hút thuốc làm tăng tỉ lệ ung thư dạ dày đáng kể, liên quan đến cả lượng thuốc hút và thời gian hút. Ngừng hút thuốc làm giảm nguy cơ này. Một phân tích cho biết 40 nghiên cứu ước tính nguy cơ này tăng khoảng 1,5 – 1,6 lần và tỉ lệ cao hơn ở nam giới. Ung thư dạ dày do hút thuốc chủ yếu xuất hiện ở phần trên dạ dày gần thực quản.
Nhiễm Helicobacter pylori: Nhiễm H.pylori là yếu tố nguy cơ lớn đối với bệnh nhân mắc ung thư dạ dày. H.pylori có thể lây nhiễm cho 50% dân số thế giới, tuy nhiên có ít hơn 5% số người mắc bệnh tiến triển thành ung thư. Cơ chế mà H.polyri gây ra ung thư dạ dày có thể liên quan đến tình trạng viêm mạn tính.
Trước phẫu thuật dạ dày: Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người đã phẫu thuật dạ dày hoặc có bệnh thiếu máu ác tính, thiếu toan dịch vị hoặc teo dạ dày thì có nguy cơ ung thư dạ dày tăng lên. Phẫu thuật dạ dày làm thay đổi PH bình thường của dạ dày.
Yếu tố di truyền: Khoảng 10% ung thư dạ dày có tiền sử gia đình. Các yếu tố di truyền liên quan đến ung thư dạ dày vẫn chưa được tìm hiểu rõ, mặc dù các đột biến cụ thể đã được xác định trong một nhóm bệnh nhân. Ví dụ như đột biến mất đoạn của gen E-cadherin (CDH1) được phát hiện ở 50% các loại ung thư dạ dày di căn, và sự di truyền trong gia đình là cao.
Nguồn: bacsy.edu.vn