Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Những thông tin cần biết trong việc điều trị bệnh viêm xương tủy

Viêm xương tủy là một bệnh nhiễm trùng của xương có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Nhiều loại vi sinh vật có thể gây ra viêm xương tủy, nhưng thường gặp nhất là vi khuẩn.

Những thông tin cần biết trong việc điều trị bệnh viêm xương tủy

Những thông tin cần biết trong việc điều trị bệnh viêm xương tủy

Viêm xương tủy có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn. Ở trẻ em, viêm xương tủy thường xảy ra ở các đầu xương dài của xương cánh tay và xương cẳng chân, xương đùi, khớp gối, vai, và cổ tay. Theo bác sỹ tư vấn được biết ở người lớn, viêm xương tủy thường gặp ở các xương của cột sống (đốt sống) hoặc khung xương chậu.

Yếu tố nguy cơ của viêm xương tủy

– Nhiễm trùng da kéo dài.

– Bệnh tiểu đường không được kiểm soát.

– Các yếu tố nguy cơ cho máu lưu thông kém, trong đó bao gồm huyết áp cao, hút thuốc lá, cholesterol máu cao và bệnh tiểu đường.

– Suy giảm miễn dịch.

– Khớp giả.

– Việc sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch.

– Ung thư.

– Viêm xương tủy.

Hướng điều trị bệnh viêm xương tủy

– Nội khoa:

+ Kháng sinh

  • Giai đoạn đầu theo nguyên tắc: Ngay trước khi cho thuốc cần cấy máu, cấy dịch khớp, làm nhanh xét nghiệm dịch khớp hoặc bệnh phẩm mủ tại chỗ bằng phương pháp soi tươi nhuộm gram tìm vi khuẩn; Căn cứ kết quả soi tươi nhuộm gram kết hợp với các yếu tố nguy cơ dự đoán chủng vi khuẩn để lựa chọn ngay kháng sinh thích hợp – trước khi có kết quả cấy máu hoặc dịch mủ; Dùng liều cao, đường tĩnh mạch; Thời gian kéo dài 3 – 4 tuần, liên tục; Kết hợp kháng sinh; Kháng sinh thường được sử dụng là nhóm chống tụ cầu (Oxacillin, Vancomycin), nếu nghi ngờ nhiễm vi khuẩn Gr (-) kết hợp Cephalosporin thế hệ III với nhóm Fluoroquinolone hoặc Aminoglycoside.
  • Giai đoạn sau: Tùy theo tình trạng đáp ứng lâm sàng và kết quả của kháng sinh đồ.

+ Điều trị triệu chứng: Giảm đau, chống phù nề và hạ sốt.

+ Bất động: Tuy không phải là 1 loại bệnh học nhưng bó bột là một chỉ định rộng rãi cho mọi viêm xương tủy cấp. Bó bột tròn kín hay mở cửa sổ tùy theo trường hợp. Nếu đã gãy bệnh lý, cũng nắn bó bột. Thời gian để bó bột bằng với thời gian bó điều trị gãy xương, nhằm phòng gãy xương bệnh lý, giúp cho quá trình chống đỡ của cơ thể tốt hơn.

+ Dinh dưỡng: Đảm bảo chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng và sinh tố. Có thể phải truyền máu hay dung dịch đạm.

+ Thay đổi lối sống: chẳng hạn như bỏ thuốc lá để cải thiện lưu thông máu.

+ Điều trị nguyên nhân cơ bản: như bệnh tiểu đường.

Hướng điều trị bệnh viêm xương tủy

Hướng điều trị bệnh viêm xương tủy

– Ngoại khoa

+ Viêm xương tủy cấp đường máu:

  • Rạch rộng tháo mủ, loại bỏ hoại tử.
  • Bơm rửa kháng sinh tại chỗ
  • Thiết lập hệ thống truyền tưới rửa hàng ngày bằng dung dịch kháng sinh.

+ Viêm xương tủy đường kế cận:

  • Cần ưu tiên giữ cho liền xương theo giải phẫu. Sau khi liền xương mới mổ để giải quyết ổ viêm.
  • Viêm xương tủy trên ổ gãy khớp giả, mất đoạn: Sau khi lấy bỏ ổ viêm, kết hợp xương với ghép xương.
  • Nếu lộ xương kéo dài: Cần cắt chuyển vạt da cơ che phủ kín ổ gãy.

+ Viêm xương tủy mạn:

  • Mọi viêm xương tủy mạn, có lỗ dò ổ mủ, và xương chết đều phải có chỉ định mổ.
  • Làm sạch vùng mổ bằng tưới rửa liên tục với dung dịch kháng sinh hoặc nước oxy già.
  • Cắt lọc tổ chức hoại tử lấy bỏ mủ và làm sạch lỗ dò.
  • Tiến hành đục xương đến tận xương lành (đến chỗ xương có rỉ máu). Nạo sạch ổ mủ tư rửa liên tục phải lấy được hết xương chết, không được bỏ sót. Nạo thông ống tủy.
  • Lấp đầy ổ khuyết xương là điều cần thiết và bắt buộc trong phẫu thuật điều trị viêm xương.

Nguồn: bacsy.edu.vn