Máu được hiến tặng có thể phục hồi nhanh chóng mà không gây hại cho sức khỏe, nếu bạn đang có ý định đi hiến máu thì cần lưu ý một số điều sau để hoạt động hiến máu diễn ra an toàn.
- Bác sĩ tư vấn phải làm gì khi giẫm phải bơm kim tiêm dính máu
- 7 nguyên nhân khiến cơ thể mệt mỏi do ăn uống không lành mạnh
- Bác sĩ khuyến cáo những thực phẩm cần tránh khi bị sỏi thận
Hiến máu là một trong những nghĩa cử nhân đạo dễ dàng thực hiện nhất, máu hiến tặng có thể cứu sống được mạng người. Theo Bác sĩ Chu Hòa Sơn – giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur , máu được hiến tặng có thể phục hồi nhanh chóng mà không gây ra sự thâm hụt nào tới sức khỏe. Khi hiến máu bạn cần biết một số những điều sau đây.
Theo bác sĩ tư vấn, những người được tham gia hiến máu là những người có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm, nam từ 18 đến 60 tuổi, nữ từ 18 đến 55 tuổi, cân nặng từ 45kg trở lên.
Những lý do bạn nên tham gia hiến máu.
Có những người hiến máu vì được bạn bè, người thân quen đề nghị; nghĩ rằng một ngày nào đó người trong gia đình sẽ cần hoặc tin tưởng đó là điều đúng đắn nên làm. Bạn không cần phải có một lý do đặc biệt mới có thể hiến máu, chỉ cần lý do của riêng mình.
Lợi ích sức khỏe khi hiến máu: Bạn sẽ được kiểm tra mạch, huyết áp, nhiệt độ cơ thể và huyết sắc tố miễn phí.
Những điều cần biết trước và sau khi hiến máu.
Bác sĩ Lâm Thị Nhung, giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur lưu ý một số điều cần biết trước và sau khi hiến máu như sau:
Lưu ý trước khi hiến máu:
– Ngủ đủ, uống nhiều nước và tuyệt đối tránh đồ uống có cồn.
– Người hiến máu cần duy trì lượng sắt ổn định bằng cách ăn thực phẩm như thịt đỏ, cá, sữa, đậu, rau chân vịt và nho; không ăn món nhiều chất béo hoặc đồ ăn nhanh vì sẽ làm ảnh hưởng chất lượng máu.
– Lưu ý không sử dụng aspirin trong vòng 2 ngày trước khi hiến máu.
– Bạn sẽ được nhân viên y tế khám và xét nghiệm máu để đảm bảo rằng bạn đủ tiêu chuẩn để tham gia cho máu. Một số trường hợp mắc hoặc đang điều trị các bệnh lây nhiễm như Viêm gan B, Viêm gan C, HIV/AIDS… sẽ không được hiến máu.
– Những người làm việc trên độ cao tại hoặc vận động với cường độ mạnh, lái xe đường dài… cũng không nên tham gia hiến máu hoặc có tham gia hiến máu thì phải nghỉ ngơi trong vòng 24h.
Những điều cần biết trước và sau khi hiến máu
Lưu ý trong khi hiến máu:
– Mặc áo có thể xắn tay để thuận tiện. Cho y tá biết nếu bạn muốn được lấy máu ở một vị trí hoặc một bên tay nhất định.
– Thư giãn bằng âm nhạc hoặc trò chuyện.
Lưu ý sau khi hiến máu:
– Bác sĩ Lâm Thị Nhung, giảng viên liên thông Cao đẳng Điều dưỡng cho biết, sau khi hiến máu bạn cần bổ sung nước cho cơ thể và không uống đồ uống có cồn trong 24 tiếng kế tiếp.
– Bỏ băng gạc trên tay (nếu có) trong vòng một tiếng sau khi hiến máu xong. Để tránh bị phát ban, làm sạch vùng da được quấn băng bằng xà phòng và nước sạch.
– Nếu vết kim tiêm bị chảy máu, giữ chặt và nâng cánh tay của bạn lên trong khoảng 5-10 phút hoặc đến khi máu ngừng chảy.
– Không bê vác đồ nặng hoặc tập thể thao vào thời gian còn lại trong ngày.
– Nếu bạn cảm thấy chóng mặt, dừng mọi công việc đang làm và ngồi hoặc nằm xuống cho đến khi cảm thấy khá hơn. Hạn chế hoạt động để đề phòng bị ngất xỉu.
Ngoài ra, bạn nên lưu ý mỗi lần truyền máu phải cách nhau 3-4 tháng để cơ thể kịp tái tạo lại lượng hồng cầu đã mất.
Nguồn: Bacsy.edu.vn.