Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Bác sĩ hướng dẫn 5 cách tự khám bệnh tại nhà chỉ trong 1 phút

Bạn có tin không, chỉ với dụng cụ là một chiếc thìa, bạn hoàn toàn có thể tự kiểm tra được các cơ quan trong cơ thể có vấn đề hay không.

Kiểm tra mùi của hơi thở bằng thìa.

Cách thực hiện: Muốn biết hơi thở của bạn có mùi bất thường hay không, bạn có thể dùng cạnh của chiếc thìa để cạo vào lưỡi, càng gần họng càng tốt và lấy chất nhờn trên bề mặt lưỡi. Tiếp đến bạn bỏ chiếc thìa vào trong một túi nilon kín sau đó đặt nó dưới ánh điện trong vòng 1 phút. Sau đó bạn ngửi và kiểm tra mùi của nó.

Bác sĩ hướng dẫn 6 cách tự khám bệnh tại nhà chỉ trong 1 phút

Kiểm tra mùi của hơi thở bằng thìa.

Chẩn đoán bệnh:

+ Theo các bác sỹ, những người khỏe mạnh thì hầu như không có mảng bám trên lưỡi. Tuy nhiên, nếu mảng bám dày, có mùi và có màu thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh liên quan đến hô hấp, gan, thận và ruột.

+ Nếu bạn ngửi thấy mùi trái cây từ chất nhờn thì nguy cơ bạn mắc bệnh tiểu đường là rất cao.

+ Nếu chất nhờn trên lưỡi có màu vàng, dày, có mùi khai khó chịu thì đó là dấu hiệu giai đoạn đầu của các bệnh liên quan đến thận và hệ tiêu hóa.

Một số nghiên cứu khẳng định 90% các trường hợp hơi thở có mùi mắc các bệnh răng miệng như viêm nướu, viêm amidan hoặc sâu răng.

Cách kiểm tra thị lực.

Cách thực hiện: Bạn lấy tay che mắt phải và nhìn vào một khung cửa lớn trong thời gian 30 giây. Tiếp đó, bạn làm tương tự với mắt trái.

Cách tự khám bệnh tại nhà

Cách kiểm tra thị lực.

Chẩn đoán bệnh: Nếu bạn trông thấy hình ảnh các đường khung cửa song song với nhau, thì chứng tỏ mắt bạn hoàn toàn bình thường. Nếu hình ảnh các cạnh của khung cửa bị biến dạng, méo mó, lồi lõm, xin chia buồn bạn đã bị thoái hóa điểm vàng.

Điểm vàng hay còn gọi là hoàng điểm, là bộ phận nằm ở vùng trung tâm của võng mạc giúp chúng ta nhận biết độ sắc nét, màu sắc và độ rõ của hình ảnh.

Bệnh thoái hóa điểm vàng ở giai đoạn cuối hầu như không thể điều trị được. Tuy nhiên bệnh này thường tiến triển chậm, kéo dài trong một thời gian nên hoàn toàn có thể ngăn chặn bệnh bằng chế độ dinh dưỡng khoa học và điều trị kịp thời. Bạn nên tìm các bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng và cách điều trị sớm nhất.

Kiểm tra trí óc có còn minh mẫn không bằng cách vẽ đồng hồ.

Thực hiện: Bạn dùng bút vẽ một chiếc đồng hồ trên giấy, nhớ ghi đầy đủ các con số và chỉ tay vào góc 3h40′.

Chẩn đoán:

Để được công nhận là người trí óc minh mẫn, bạn phải làm được 4 điều sau: vẽ vòng tròn phải kín, đánh đủ 12 số đánh số đúng thứ tự, và chỉ tay đúng vào góc 3h40′.

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc vẽ hình tròn hoặc đánh số trên đồng hồ không đúng thứ tự, khả năng cao là bạn gặp vấn đề về suy giảm nhận thức nhẹ hoặc có thể bị mất trí nhớ sớm.

Các nhà nghiên cứu đã khẳng định thí nghiệm vẽ đồng hồ có thể chuẩn đoán các khả năng ghi nhớ, nhận thức, chức năng điều hành của não.

Cách tự khám bệnh tại nhà

Kiểm tra trí óc có còn minh mẫn không bằng cách vẽ đồng hồ.

Kiểm tra hệ thống tuần hoàn máu bằng một chiếc đệm

Thực hiện: Muốn biết hệ thống tuần hoàn máu trong cơ thể có hoạt động có tốt hay không, bạn hãy thử nằm trên giường hoặc ghế sofa mềm, nâng 2 chân lên cao tạo thành góc 45 độ với giường/ghế, sau đó nhanh chóng vặn mình để 2 chân ép xuống đệm.

Giữ tư thế đó trong vòng 1 phút sau đó hạ chân xuống, đặt vuông góc với thành giường/ghế góc 90 độ.

Chẩn đoán:

Nếu hai bàn chân nhợt nhạt và trở lại hồng hào sau vài phút, bạn có thể đã mắc bệnh nghẽn mạch máu hoặc có nguy cơ mắc bệnh tim.

Kiểm tra nồng độ axit trong dạ dày bằng bột baking soda.

Thực hiện: Khi đang đói, bạn uống một thìa thuốc muối (bicarbonate soda).

Chẩn đoán: Chưa đầy 5 phút sau khi uống, nếu bạn bị ợ hơi, chứng tỏ đường tiêu hóa hoàn toàn tốt. Nguyên nhân ợ hơi do axit dạ dày tác dụng với thuốc muối sinh khí carbon dioxide.

Còn ngược lại, nồng độ axit dạ dày thấp có thể gây các vấn đề đường tiêu hóa như kém hấp thu chất dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa, ợ nóng.

Khi nồng độ axit dạ dày quá thấp, bạn nên tránh sử dụng các loại thuốc kháng axit, bởi chúng có thể khiến tình trạng tiêu hóa tệ hơn.

Theo: Trí thức trẻ.