Bệnh thủy đậu do virus Varicella Zoster gây ra lây nhiễm qua đường hô hấp từ người sang người. Nếu không điều trị kịp thời, có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm phổi, suy thận. Chủ động phòng chống bệnh cần hiểu rõ về cách lây nhiễm để ngăn chặn sự lan truyền.
- Bác sĩ hướng dẫn cách nhận biết và điều trị bệnh tiểu đường type 1
- Bác sĩ tư vấn những yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh tiền tiểu đường
- Bác sĩ khuyến cáo những thời điểm tắm có thể dẫn đến tử vong
Bệnh thủy đậu lây nhiễm qua con đường nào?
Giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho hay, Bệnh thủy đậu, phổ biến ở trẻ em và người lớn, do siêu virus Varicella Zoster gây ra, tạo nên tổn thương da dạng bóng nước. Bệnh lây nhiễm dễ dàng qua đường hô hấp khi người bệnh nói chuyện, hắt hơi, ho. Virus truyền qua nước bọt hoặc nước mũi, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cao khi người khỏe mạnh hít phải. Tốc độ lây lan nhanh chóng có thể gây ra dịch bệnh.
Các giai đoạn phát triển của bệnh thủy đậu
Để đề phòng thủy đậu hiệu quả, việc hiểu rõ về quá trình phát triển của bệnh là cực kỳ quan trọng. Thủy đậu trải qua 3 giai đoạn phát triển:
Giai đoạn 1: Trong giai đoạn này, người bệnh thường trải qua các triệu chứng như sốt cao, mệt mỏi, chán ăn và viêm họng. Sau khoảng 10-15 ngày, hạch nổi lên phía sau tai kèm theo sốt đột ngột cao.
Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này, trên da xuất hiện các nốt hồng ban đỏ, sau 1-2 ngày chúng chuyển thành các nốt đậu, có bọng nước. Mụn nước nhanh chóng lan rộ trên cơ thể, gây ngứa và khó chịu. Nếu gãi, mụn nước sẽ mọc nhiều hơn và lây lan, đồng thời có khả năng gây biến chứng nếu sức đề kháng yếu và điều trị không đúng.
Giai đoạn 3: Ở giai đoạn này, các vết mụn nước vỡ sẽ đóng vảy. Nếu không có biến chứng, cơ thể sẽ hồi phục nhanh chóng sau 1-2 tuần. Bệnh nhân sẽ trở lại trạng thái bình thường, giảm đau họng, mệt mỏi và sốt. Vết mụn nước sẽ bong ra, tạo thành sẹo. Việc này chỉ xảy ra nếu bệnh nhân có sức đề kháng tốt và được điều trị đúng cách.