Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Những điều cần biết về bệnh béo phì

Béo phì là sự quá tải lượng mỡ của cơ thể liên quan đến quá trình chuyển hóa năng lượng của cơ thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh béo phì

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh béo phì

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh béo phì

Theo các bác sĩ tư vấn, bệnh béo phì không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn là yếu tố hình thành nhiều các căn bệnh khác. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh béo phì như:

  • Ăn nhiều: Đây là nguyên nhân chính dẫn đến béo phì, chiếm tỷ lệ 95%. Người béo phì ăn nhiều bởi các lí do như thói quen gia đình, các bệnh lý tâm thần kinh, người giảm hoạt động mà không giảm ăn (người già hoặc người ít vận động).
  • Yếu tố di truyền: Béo phì xảy ra ở người có bố hoặc mẹ béo phì chiếm tỉ lệ cao (khoảng 70%), 18% cả bố và mẹ béo phì, 7% người béo phì xuất thân từ gia đình không có ai béo phì.

Ngoài 2 yếu tố trên thì yếu tố do nội tiết cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh, theo đó bệnh nhân mắc hội chứng Cushing gây nên rối loạn phân bố mỡ ở mặt, cổ, ngực, bụng, bệnh nhân cường Insulin khiến người bệnh ăn ngon miệng nên ăn nhiều làm tăng sinh mỡ. Hiếm hơn có thể gặp béo phì ở người giảm hoạt động tuyến giáp: bệnh nhân giảm hoạt động tuyến giáp làm tăng chuyển hóa cơ bản khiến người bệnh ăn nhiều và tăng can mất kiểm soát. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra vai trò gây béo phì của thuốc, đặc biệt các sản phẩm của yếu tố béo phì, bởi vì gia tăng dược liệu pháp. Tăng cân có thể là sản phẩm của các hormone steroides và 4 nhóm chính của các thuốc kích thích tâm thần là những nhóm thuốc dễ gây béo phì cho người sử dụng

Theo đó, bệnh béo phì chủ yếu được đánh giá bằng các chỉ số như sau

Công thức Lorentz: sử dụng chiều cao để tính cân nặng lí tưởng cho người bệnh

  • TLLT (nam) = chiều cao – 100 – Ġ hoặc TLLT (nữ) = chiều cao – 100 -Ġ
  • Nếu TLLT tăng >25% là béo phì. Hoặc IC = (TLHT/TLLT) (100%. (trọng lượng hiện thực/trọng lượng lý tưởng)
  • Nếu IC = >120% – 130%: Tăng cân quá mức
  • Nếu IC = >130% béo phì.
    BMI: (Chỉ số khối lượng cơ thể): được tính bằng cân nặng (kg) chi cho bình phương chiều cao (đơn vị m)

Theo Tổ chức quốc tế về béo phì 1998 Tăng trọng khi BMI = 25 – 29,9; Béo phì khi BMI từ 30,0 trở lên. Theo tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì áp dụng cho người châu Á: béo phì khi BMI >=25

Béo phì không có triệu chứng: Hay có khó thở khi gắng sức, mệt, khó chịu nóng, rối loạn tiêu hóa, thoái hóa khớp do quá tải cơ thể (các khớp chi dưới).

Ngoài ra bệnh nhân còn có những triệu chứng của rối loạn chuyển hóa lipid trên xét nghiệm cận lâm sàng, người béo phì còn phải đối mặt với nguy cơ tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch.

Bệnh béo phì có thể gây ra nhiều biến chứng bệnh nguy hiểm

Bệnh béo phì có thể gây ra nhiều biến chứng bệnh nguy hiểm

Biến chứng của béo phì như thế nào?

Người có thể trạng béo phì sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh học xuất hiện từ rất sớm thậm chí là tử vong. Nhiều nghiên cứu chỉ ra có sự tương quan rất lớn giữa béo phì dạng nam và các biến chứng như đái tháo đường, tăng mỡ máu, xơ vữa mạch máu và gout, nữ có thể có các  biến chứng như ung thư tử cung, K đốt sống, K buồng trứng,…

Theo đó, những biến chứng về phổi như suy giảm chức năng hô hấp do lồng ngực kém di chuyển vì quá béo, hội chứng Pickwick khiến người béo phì có thể ngưng thở khi ngủ, hội chứng tăng hồng cầu, tăng CO2 máu,…. Ngoài ra bệnh nhân béo phì sẽ có nguy cơ đau và thoái hóa các khớp chi dưới do phải chịu áp lực cao của trọng lượng cơ thể, chỏm xương đùi có nguy cơ thiếu máu dẫn đến hoại tử chỏm xương đùi, các biến chứng thoái vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống hay gặp ở phụ nữ mãn kinh,… Các biến chứng nội tiết khó thể ảnh hưởng đến người bệnh như rối loạn chức năng nội tiết sinh dục gây giảm khả năng sinh sản, nữ có chu kì kinh kéo dài và có những vòng kinh không phóng noãn, rậm lông,… Các bệnh lí có thể tăng nặng lên khi béo phì như gan mật (sỏi mật, gan nhiễm mỡ,..), thận (thuyên tắc tĩnh mạch thận, protein niệu,..), sản khoa (nhiễm độc thai nghén, đẻ khó, đái tháo đường thai kì,..),…

Để phòng ngừa bệnh béo phì bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống và tăng cường luyện tập

Để phòng ngừa bệnh béo phì bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống và tăng cường luyện tập

Để phòng ngừa bệnh béo phì, ngoài việc loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh thì bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống, bổ sung thêm rau xanh và chất xơ, đồng thời thường xuyên luyện tập thể thao để đốt cháy lượng mỡ dư thừa và gia tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Nguồn: bacsy.edu.vn