Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Hỏi đáp: Giải pháp nào cho đau bụng kinh?

Đau bụng kinh là một trong những hiện tượng rất nhiều chị em gặp phải trong thời kỳ kinh nguyệt. Vậy đâu là giải pháp khi bị đau bụng kinh?

Hỏi đáp: Giải pháp nào cho đau bụng kinh?

Các chuyên gia sức khỏe cùng các bác sĩ tư vấn với nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu và giảng dạy tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur đã cung cấp cho độc giả những thông tin quý giá để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về đau bụng kinh và có biện pháp phù hợp.

Hỏi: Thưa chuyên gia, chuyên gia có thể cho độc giả biết tình trạng đau bụng kinh là gì?

Trả lời:

Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh.  Đau bụng kinh là cơn đau liên hồi và co thắt ở phần bụng dưới. Nhiều phụ nữ bị đau bụng kinh trước và trong thời kỳ kinh nguyệt.

Hỏi : Vậy nguyên nhân gây ra đau bụng kinh là gì thưa chuyên gia?

Trả lời:

Đau bụng kinh được chia ra là hai loại: Đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát

  • Nguyên nhân gây đau bụng kinh nguyên phát: Đau bụng kinh nguyên phát thường gặp ở những bạn gái mới bước vào tuổi dậy thì và kéo dài khoảng 2 – 3 năm. Nguyên nhân có thể là do sự co thắt quá mức của cơ trơn tử cung để đẩy máu kinh ra ngoài hoặc ở một số bạn gái cổ tử cung quá hẹp, tử cung ở vị trí không bình thường đều có thể gây đau bụng kinh.
  • Nguyên nhân gây đau bụng kinh thứ phát: Theo các bác sĩ, nguyên nhân gây đau bụng kinh thứ phát là do lạc nội mạng tử cung, mắc các bệnh phụ khoa như viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u nang cơ tử cung, đặt vòng tránh thai… cũng có thể gây đau bụng kinh.Ngoài ra, yếu tố di truyền từ mẹ sang con: các nghiên cứu cho thấy những bà mẹ bị đau bụng kinh thì con gái cũng sẽ có khả năng bị đau bụng kinh cao hơn. Yếu tố thần kinh, tinh thần bất ổn do các bạn gái quá nhạy cảm với những cơn đau trước đó mang lại.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đau bụng kinh

Hỏi: Vậy biểu hiện của đau bụng kinh là gì thưa chuyên gia?

Trả lời:

Các triệu chứng đau bụng kinh thông thường bao gồm:

  • Đau liên tục và co thắt ở vùng bụng dưới hoặc có thể nghiêm trọng hơn.
  • Cơn đau bắt đầu từ 1-3 ngày trước kỳ kinh và đau đỉnh điểm vào ngày đầu chu kỳ; sau đó cơn đau sẽ giảm xuống trong-3 ngày.
  • Đau âm ỉ liên tục.
  • Đau lan ra lưng và xuống đùi.
  • Cảm thấy áp lực trong bụng.

Bên cạnh đó, bạn cũng có một số triệu chứng sau đây nếu bị đau bụng kinh nghiêm trọng:

  • Khó chịu ở dạ dày, thường buồn nôn
  • Phân lỏng
  • Nhức đầu, chóng mặt.

Hỏi: Có những yếu tố nào làm tăng nguy cơ gây đau bụng kinh thưa chuyên gia?

Trả lời :

Trong cuốn cẩm nang sức khỏe ghi rất rõ có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ đau bụng kinh, cụ thể như:

  • Dưới 30 tuổi
  • Dậy thì sớm, vào khoảng 11 tuổi hay sớm hơn
  • Chảy máu nhiều trong các thời kỳ (rong kinh)
  • Kinh nguyệt không đều, chảy máu (băng huyết)
  • Chưa sinh con
  • Bệnh sử gia đình về đau bụng kinh
  • Hút thuốc.

Hỏi: vậy chuyên gia có thể cho độc giả biết cách điều trị đau bụng kinh?

Trả lời:

Điều trị đau bụng kinh gồm:

  • Sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh: một số thuốc giảm đau như paracetamol, Ibuprofen, Naproxen….
  • Kiểm soát nội tiết tố: sẽ ngăn chặn rụng trứng và làm giảm đau bụng kinh.
  • Phẫu thuật: nếu đau bụng kinh là do bệnh tiềm ẩn gây ra, chẳng hạn như lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung, bạn cần phải phẫu thuật để giảm các triệu chứng. Nếu không có kế hoạch sinh con, bạn có thể phẫu thuật cắt bỏ tử cung.

Các biện pháp làm đau bụng kinh

Chế độ sinh hoạt phù hợp:

  • Tập thể dục có thể xoa dịu cơn đau.
  • Ngâm mình trong bồn tắm nóng hoặc đặt một miếng đệm ấm, chai nước ấm hoặc miếng dán nhiệt lên bụng dưới để giảm bớt đau bụng kinh. Sử dụng nhiệt có thể được hiệu quả như sử dụng các loại thuốc không cần kê toa để giúp giảm bớt cơn đau.
  • Bổ sung thực phẩm có chứa vitamin E, axit béo omega-3, vitamin B1 (thiamine), vitamin B6 và magiê có thể làm giảm đau bụng kinh.
  • Tránh rượu và thuốc lá vì những chất này có thể làm tình trạng nặng hơn.
  • Hạn chế căng thẳng để giảm nguy cơ đau bụng kinh và mức độ nghiêm trọng của tình trạng.

Hi vọng với những thông tin mà chương trình Hỏi đáp Y Dược vừa cung cấp sẽ đem lại được nhiều thông tin hữu ích cho tất cả mọi người.

Nguồn: bacsy.edu.vn