Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm khi đau vùng xương ức

Đau vùng xương ức là cơn đau thắt ngực, báo hiệu một số bệnh lý. Đây là vấn đề nhiều người băn khoăn khi có triệu chứng này. Vậy đau vùng xương ức là bệnh gì?

Đau vùng xương ức có thể cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm

Đau vùng xương ức có thể cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm

Đau vùng xương ức là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?

Bác sĩ – Giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết: Cơn đau thắt vùng xương ức, hay còn gọi là đau ở giữa ngực là bệnh không hiếm gặp. Thường thì người bệnh có cảm giác ngực hơi bị tức và khó thở hoặc đau ở giữa ngực, đôi khi đau lan tới cổ, hàm và hai tay.

Khi đau vùng xương ức thường cảnh báo những bệnh lý sau:

Bệnh tim mạch

Nguyên nhân đầu tiên có thể dẫn đến những cơn đau ở xương ức là do thiếu máu và oxy chủ yếu là trong trường hợp động mạch vành quá hẹp hoặc xuất hiện xơ vữa động mạch khiến máu kém lưu thông. Bệnh mạch vành có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim gây ra tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Tổn thương từ khoang bụng

Ngay dưới lồng ngực là các cơ quan thuộc khoang bụng như dạ dày, gan, thận, lá lách, tuyến tụy, bàng quang, ruột non, ruột già… Tổn thương của những bộ phận này cũng có thể gây nên ảnh hưởng đến lồng ngực làm xuất hiện những cơn đau xương ức.

Chấn thương lồng ngực

Một số trường hợp các cơn đau tức ngực có liên quan đến những chấn thương xảy ra ở lồng ngực hoặc bệnh đau dây thần kinh liên sườn. Ở trường hợp đau dây thần kinh liên sườn bệnh nhân sẽ cảm nhận được những cơn đau tức dọc theo xương sườn.

Bệnh về tiêu hóa

Một số bệnh dạ dày như viêm loét, trào ngược dạ dày thực quản cũng gây đau tức ngực cho người bệnh. Vị trí đau thường là sau xương ức.

Áp xe cơ hoành

Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến những cơn đau xương ức rất phổ biến.

Những cơn đau ở xương ức nói chung có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý phức tạp. Nếu những cơn đau này liên tục làm phiền bạn trong thời gian dài và mật độ trở nên dày đặc hơn, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán sớm nhất.

Khi xuất hiện đau vùng xương ức phải làm thế nào?

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM chia sẻ, khi đau vùng xương ức có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm như nhồi máu cơ tim đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị kịp thời hiệu quả, vì thế, khi có dấu hiệu này, nếu nghỉ ngơi không thấy thuyên giảm, triệu chứng đau với tần suất dày hơn bạn nên đi khám.

Một số phương pháp phòng tránh bệnh đau vùng xương ức

Bác sĩ chuyên khoa Cơ – Xương khớp cho biết một số phương pháp phòng tránh tình trạng đau vùng xương ức như sau:

  • Không có phương pháp nào tốt bằng cách tự phòng tránh bệnh bằng cách cân bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ hằng ngày.
  • Đối với bệnh nhân cần điều chỉnh hành vi lối sống như chống căng thẳng thần kinh, bỏ thuốc lá, không uống rượu. Nên tập Thiền (dưỡng sinh) để nâng cao hiệu quả điều trị.
  • Nên kiêng ăn các đồ ăn như dầu mỡ, trứng hoặc các chất kích thích như chua cay, cà phê, ớt hạt tiêu…Nên nằm đầu cao hoặc sau ăn tránh hoạt động mạnh .
  • Cần chú ý không nên ăn quá no. Khi cần thiết có thể ăn nhiều bữa với số lượng ít hoặc vừa phải. Tránh làm tăng áp lực xoang bụng như nịt lưng, nịt ngực quá chặt.
  • Tốt nhất là không ăn quá nhiều, tránh ăn các loại thực phẩm giàu chất béo, hạn chế sử dụng rượu và thuốc lá và không nên ngồi ngả người ra phía sau khi ăn xong.

Vì vậy, khi phát hiện cơ thể có những triệu chứng này và mặc dù cơ thể đã có chế độ nghỉ ngơi hợp lý nhưng tình trạng vẫn không được thuyên giảm. Lúc này, bạn hãy nên đi khám để các bác sĩ có thể đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất.