Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Bác sĩ tư vấn: Khi nào bệnh nhân nên mổ thay khớp gối?

Bệnh khớp gối là căn bệnh nguy hiểm và có thể để lại nhiều biến chứng nhưng người bệnh không biết khi nào nên thay khớp gối để bảo đảm sức khỏe.

Khi nào bệnh nhân nên mổ thay khớp gối

Khi nào bệnh nhân nên mổ thay khớp gối

Khi nào bệnh nhân nên mổ thay khớp gối

Phẫu thuật thay khớp gối có thể có cement hoặc không cement. Khi thay khớp gối, các thành phần của khớp gối bị tổn thương sẽ bị cắt bỏ. Phần cắt bỏ bao gồm diện khớp xương đùi, diện khớp xương chày. Trong một số trường hợp có thể cắt một phần xương bánh chè hoặc thay toàn bộ xương bánh chè.

Thoái hóa khớp là bệnh học thường gặp ở người già, có thể xuất hiện sớm hơn ở những người lao động nặng. Trong giai đoạn sớm có thể điều trị nội khoa kết hợp với việc giảm cân hoặc nội soi làm sạch khớp, đục xương sửa trục xương chày. Giai đoạn muộn, bệnh nhân đau nhiều, lệch trục chi, biến dạng khớp, khi này việc phẫu thuật thay khớp gối là cần thiết. Hiện nay thay khớp gối là phẫu thuật ngày càng phổ biến, được chỉ định trong các trường hợp:

  • Thoái hóa khớp gối độ 3, 4
  • Điều trị nội khoa tích cực sau 6 tháng không đáp ứng
  • Biến dạng khớp nặng làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày
  • Chân thương khớp gối nặng

Những vấn đề mà bệnh nhân sau thay khớp gối hay gặp phải

Những vấn đề mà bệnh nhân sau thay khớp gối hay gặp phải

Những vấn đề mà bệnh nhân sau thay khớp gối hay gặp phải

Theo các bác sĩ tư vấn, sau mỗi cuộc phẫu thuật việc đau là điều không thể tránh khỏi, nếu không kiêng kỵ thì người bệnh có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:

  • Cứng khớp gối: đây là biến chứng hay gặp sau những ca mổ thay khớp gối, làm bệnh nhân khó gấp, duỗi chân và gây hạn chế vận động. Trong nhiều trường hợp bệnh nhân phải xem xét mổ lại lần hai vì biến chứng này.
  • Lỏng khớp: Khớp gối là khớp chịu trọng lực của cơ thể. Lỏng khớp làm khớp gối không vững, gây khó khăn cho việc đi lại cũng như lên xuống cầu thang
  • Teo, yếu cơ tứ đầu: cơ tứ đầu có điểm bám đi qua khớp gối. Trong một số kỹ thuật mổ thay khớp gối có thể cắt một đoạn gân cơ tứ đầu làm bệnh nhân rất đau, không dám vận động gây teo và yếu cơ tứ đầu.

Để đảm bảo sức khỏe thì sau khi thay khớp gối, để hạn chế sưng, đau, đặc biệt sau mỗi lần tập luyện bệnh nhân nên chườm đá để giảm sưng, đau. Mặt khác nên chủ động  vận động khớp cổ chân, dùng tay nâng đỡ chân để vận động khớp háng. Di động xương bánh chè để phòng tránh dính và cứng khớp gối sau này. Chủ động gồng cơ tứ đầu bằng cách ấn khớp gối xuống giường và tăng dần tầm vận động và thực hiện đặt chân sớm, cho chân chịu trọng lực toàn thân sau 6 tháng. Đặc biệt với bệnh nhân lớn tuổi thì nên khuyến khích dùng khung tập đi để phòng tránh ngã.

Ngoài ra, sau khi trải qua cuộc phẫu thuật thì bệnh nhân cũng không nên đứng quá lâu, không nên lấy chân phẫu thuật làm chân trụ. Luôn đề phòng ngã bằng cách sử dụng khung tập đi, nền nhà chống trơn trượt, thay dép thường xuyên. Theo đó bệnh nhân cũng có thể sử dụng các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đi xe đạp, bơi.

Nguồn: bacsy.edu.vn