Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Bác sĩ hướng dẫn cách sơ cứu 3 tai nạn thường gặp ở trẻ

Không phải lúc nào bạn cũng có thể ở bên cạnh trông chừng được con trẻ nên không tránh khỏi việc chúng bị thương. Bài viết sau Bác sĩ xin hướng dẫn cách sơ cứu một số tai nạn thường gặp ở trẻ.

Cách sơ cứu vết bỏng ở trẻ.

Sơ cứu: Khi trẻ bị bỏng bạn lập tức để vết bỏng dưới vòi nước mát hoặc đắp một chiếc khăn ướt và mát lên vết bỏng cho đến khi đau dịu đi. Sau đó dùng băng gạc che những nốt phỏng nhỏ, gọi bác sĩ càng sớm càng tốt nếu vết bỏng ở trên mặt, tay hoặc bộ phận sinh dục hoặc nếu vết bỏng lớn hơn 3cm ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể.

Cách sơ cứu 3 tai nạn hay gặp ở trẻ

Cách sơ cứu trẻ bị bỏng.

Trường hợp vết bỏng có vẻ sâu – da có màu trắng hoặc nâu và khô, bạn hãy đưa trẻ đến cơ sở cấp cứu. Nếu vết bỏng ở trẻ chiếm từ 1/10 cơ thể trở lên, không sử dụng gạc lạnh; gọi cấp cứu và dùng một tấm vải sạch hoặc chăn sạch phủ cho bé để đề phòng hạ thân nhiệt cho đến khi có sự trợ giúp.

Cách chăm sóc vết bỏng: Không tự chọc vỡ nốt phỏng. Nếu da bị rách, bôi kem kháng sinh và che vùng bị bỏng bằng băng hoặc gạc cho đến khi vết bỏng liền. Để ý xem vết bỏng có bị đỏ, sưng, nề hoặc chảy dịch – những dấu hiệu của nhiễm trùng.

Trẻ bị trầy xước hoặc rách da.

Sơ cứu: Nếu vết thương của trẻ có chảy máu, trước tiên hãy dùng một chiếc khăn sạch ấn chặt vào vết thường cho đến khi máu hết chảy (khoảng từ 3 – 15 phút). Rửa sạch vết thương dưới vòi nước ấm sau đó thấm nhẹ cho khô. Nếu vết thương của trẻ bị dính bẩn hoặc là do động vật cào, hãy rửa sạch bằng nước và dùng xà phòng sát nhẹ.

Nếu da bị rách, cha mẹ bôi một lớp mỏng mỡ kháng sinh thông thường (như Neosporin hoặc Bacitracin), tiếp đến dùng băng hoặc băng dính che vết thương.

Cách sơ cứu tai nạn thường gặp ở trẻ - 2

Cách sơ cứu khi trẻ bị thương.

Nếu sau vài lần thử bằng cách ấn trực tiếp mà không thể cầm máu, hãy gọi bác sĩ tư vấn hoặc đưa bé đến phòng cấp cứu.

Trường hợp da bị lóc một mảng lớn, phụ huynh hãy gói nó vào một mảnh vải sạch, ẩm, sau đó đặt vào túi và đặt lên miếng đá lạnh – bác sĩ có thể khâu lại chỗ da đó. Trường hợp trẻ bị động vật cắn bị rách da cần được bác sĩ kiểm tra.

Chăm sóc: Chấm mỡ kháng sinh và thay băng sạch hàng ngày (nếu vết thương rộng và sâu thì hai lần 1 ngày) cho đến khi vết rách liền lại, không để trẻ đụng vào vết thương. Nếu vết thương có vẻ có mủ hoặc bị sưng, nề hay đỏ, thì cần đưa bé đến ngay bác sĩ để xử lý nhiễm trùng. Đến khi vết thương đã liền, bôi kem chống nắng có chỉ số 30 cho đến khi nó mờ đi, vì da mới liền dễ bị bắt nắng, khiến cho sẹo lộ rõ hơn.

Sơ cứu trẻ bị chảy máu mũi.

Sơ cứu: Cho bé ngồi thẳng, nhưng đừng ngửa đầu ra sau. Nới lỏng áo quanh cổ. Kẹp lấy đầu mũi sát hai cánh mũi và cho trẻ cúi ra trước trong khi bạn tiếp tục giữ chặt trong 5 – 10 phút. Đừng thả ra và kiểm tra mũi; máu có thể chảy lâu hơn.

Chăm sóc: Nếu chảy máu mũi là do chấn thương, giảm sưng bằng cách đặt túi chườm đá lên sống mũi sau khi máu đã chảy chậm lại. Nếu máu vẫn tiếp tục chảy sau 10 phút hoặc sau đó lại chảy lại, hãy gọi bác sĩ hoặc đưa bé đến cơ sở y tế để kiểm tra.

Theo: Parents.