Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Vai trò quan trọng của hệ vi sinh vật đường ruột với sức khỏe

Hệ vi sinh vật có vai trò quan trọng trong bộ máy tiêu hóa thức ăn của con người, vì thế bạn phải biết cân bằng và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để chúng hoạt động ổn định.

Sự đa dạng của hệ vi sinh đường ruột

Sự đa dạng của hệ vi sinh đường ruột

Theo các bác sĩ tư vấn, hệ tiêu hóa của cơ thể con người chứa một hệ vi sinh vật phức tạp. Chính hệ vi sinh vật này tạo ra tính ổn định và khả năng đề kháng của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh. Hệ vi sinh vật đường ruột khác nhau ở mỗi người, tính đặc trưng của nó phụ thuộc và yếu tố di truyền và môi trường.

Sự đa dạng của hệ vi sinh đường ruột

Hệ vi sinh vật đường ruột bắt đầu được thiết lập từ khi trẻ được sinh ra, phụ thuộc vào hệ vi sinh của người mẹ, hình thức trẻ được sinh ra và môi trường sinh. Hệ vi sinh này phát triển dần trong vòng hai năm đầu đời, chịu ảnh hưởng của phương thức nuôi dưỡng trẻ. Ngoài 2 tuổi, hệ vi sinh đường ruột ở trẻ em dần dần đa dạng như người lớn. Tổng lượng vi khuẩn trong hệ vi sinh vật đường ruột ước tính khoảng 100 nghìn tỷ tương đương gần 1,5kg vi sinh. Con số này lớn gấp nhiều lần so với loài người cư ngụ trên trái đất.

Ở trạng thái cơ thể khỏe mạnh, hệ vi sinh đường ruột có khoảng hơn 500 loài khác nhau tồn tại bao gồm cả các vi sinh vật có lợi (lợi khuẩn 85%) và các vi khuẩn gây bệnh (15%). Mặc dù có sự góp mặt của các vi khuẩn gây bệnh song cơ thể vẫn đạt được trạng thái khỏe mạnh chính là nhờ cơ chế điều hòa miễn dịch tại ruột. Các tế bào miễn dịch ở ruột chiếm tổng số 80% các tế bào miễn dịch trong cơ thể người và hệ vi sinh đường ruột đóng một vai trò quan trọng trong việc hoạt hóa các tế bào miễn dịch đó.

Các vi khuẩn có lợi

Một số loại vi khuẩn có lợi điển hình như Lactobacilli, Bifidobacteria, Bacillus clausii…Trong số các vi sinh của hệ vi sinh đường ruột, Lactobacilli và Bifidobacteria là hai loại vi khuẩn tạo ra hàng rào bảo vệ ruột, thúc đẩy đáp ứng miễn dịch dịch thể thông qua IgA tiết (IgAs).  Những vi khuẩn có lợi này có vai trò tăng cường sức khỏe nhờ có khả năng: Tổng hợp vitamin, hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu, ngăn ngừa nhiễm khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch.

Vi khuẩn có hại

Loại này chiếm khoảng 15% số lượng vi sinh vật trong đường ruột, bao gồm: các vi khuẩn gây ra các hoại tử (NH3, H2S…). Kích thích tạo các hợp chất gây ung thư và sản xuất độc tố gây ra nhiều bệnh học nguy hiểm.

Vai trò của hệ vi sinh vật đường ruột với sức khỏe con người

Vai trò của hệ vi sinh vật đường ruột với sức khỏe con người

Vai trò của hệ vi sinh vật đường ruột với sức khỏe con người

Hệ vi sinh vật đường ruột chịu trách nhiệm về sự toàn vẹn và chức năng của đường tiêu hóa. Vi khuẩn giúp nghiền nát và làm lên men những thức ăn chưa được tiêu hóa ở đoạn trên của ống tiêu hóa. Trong quá trình tiêu hóa carbohydrate chúng sẽ làm sản sinh các axit béo chuỗi ngắn và các tế bào ruột già sẽ sử dụng các axit béo chuỗi ngắn này như một nguồn nhiên liệu. Cũng chính trong quá trình sản xuất các axit béo này đã  làm cho nhu động ruột được kích thích,vấn đề đi tiêu sẽ tốt hơn (không bị tiêu chảy hoặc táo bón). Ngoài ra vi khuẩn có lợi còn chống lại các vi khuẩn gây hại bằng nhiều cách như: Sản sinh ra các acid ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn có hại. Điều này khiến cho những vi khuẩn có hại dù có sống sót được sau khi đi qua vùng acid của dạ dày, cũng khó có khả năng gây bệnh.

Theo các bác sĩ, vi khuẩn có lợi cạnh tranh “đất ở” và nguồn dinh dưỡng với các vi khuẩn có hại khiến chúng không thể tổn tại và phát triển trong đường tiêu hóa. Các vi khuẩn có lợi sẽ ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn có hại qua đó cũng ức chế việc sản xuất độc tố và chất gây ung thư từ các vi khuẩn có hại.

Nguồn: bacsy.edu.vn