Khi nhìn thấy kim tiêm, đa phần các bé thường khóc và mỗi lần đi tiêm là một lần vất vả đối với cha mẹ và bác sĩ. Vậy làm sao để xóa bỏ nỗi sợ kim tiêm cho trẻ?
- Bố mẹ cần làm gì để bảo vệ sức khỏe con trẻ vào mùa đông?
- 7 thực phẩm giúp cải thiện tình trạng táo bón
- Nguyên nhân và cách chữa Bệnh học nội khoa đau dạ dày
Nếu không thể giúp con trẻ ngừng sợ hãi kim tiêm và hợp tác hơn mỗi khi đi tiêm phòng thì ba mẹ đã vô tình tạo nên nỗi ám ảnh này lớn dần lên cho con và nó có thể theo bé suốt cuộc đời về sau, ngay cả khi con trưởng thành. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp rất nhiều người lớn sợ kim tiêm, đa phần những người sợ kim tiêm đều bắt nguồn từ nỗi sợ khi còn bé thơ.
Các chuyên gia Tin tức Y tế cho rằng, cha mẹ hoàn toàn có thể xóa bỏ nỗi sợ hãi kim tiêm cho con với những mẹo nhỏ đơn giản dưới đây, nhằm kiểm soát cơn đau dễ dàng hơn và giảm thiểu nguy cơ phát triển nỗi ám ảnh này khi trưởng thành. Tuy nhiên tùy theo từng độ tuổi mà cha mẹ có thể áp dụng các phương pháp tương ứng.
Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh
Đối với trẻ sơ sinh, sự an ủi, vỗ về chính là chìa khóa lợi hại nhất giúp trẻ đỡ căng thẳng hơn. Khi đưa trẻ đi tiêm phòng hoặc chích ngừa, ba mẹ nên giữ bình tĩnh và ôm bé thẳng đứng. Trấn an con trẻ bằng cách cho con bú trước, trong và sau khi tiêm. Bên cạnh đó cho bé uống chút nước đường cũng là mẹo giảm đau hiệu quả. Ngoài ra, mẹ cũng có thể thoa gel giảm đau, nhưng tuyệt đối tránh dùng thuốc giảm đau dưới mọi hình thức.
Tiêm phòng cho trẻ biết đi
Trước khi đi tiêm phòng vài giờ hoặc vài ngày, cha mẹ nên nói chuyện với bé về tầm quan trọng của một mũi tiêm con sắp đối mặt là như thế nào, và tuyệt đối không được đả động gì đến vấn đề đau đớn. Trong lúc tiêm, hãy đánh lạc hướng bé bằng những trò chơi vui vẻ, hát hò hoặc thậm chí có thể cho bé chơi điện thoại trong và sau khi tiêm để con phân tán tư tưởng. Gel giảm đau cũng có thể được áp dụng với bé ở lứa tuổi tập đi.
Tiêm phòng cho trẻ đã đi học
Hướng dẫn bé cách hít thở sâu, đồng thời đánh lạc hướng con để bé bớt căng thẳng hơn mỗi khi đi tiêm phòng. Khi con lớn hơn, mẹ đã có thể giải thích chi tiết rõ ràng về tầm quan trọng của một mũi tiêm, đảm bảo với bé rằng cảm giác đau chỉ trong chốc lát, sẽ sớm qua nhanh thôi nếu con ngoan và hợp tác với bác sỹ. Cha mẹ có thể mua cho trẻ một vài món ăn vặt, một cuốn truyện thú vị và xem đây như là phần thưởng cho sự dũng cảm của con.
Cha mẹ cần làm gì nếu con vẫn không ngừng lo sợ?
Để giúp cho việc tiêm phòng được diễn ra suôn sẻ, ba mẹ hãy để cho các y bác sĩ xử lý nếu trẻ la khóc dữ dội. Lúc này, lời nói an ủi thực sự không có tác dụng vì vậy hãy để bác sỹ ra tay. Ngoài ra có một điều quan trọng ba mẹ nên tránh đưa con đi tiêm chủng nếu chính bản thân ba mẹ không thể giữ bình tĩnh khi thấy con khóc hoặc cũng khá sợ việc chích ngừa. Tâm lý lo lắng của bạn sẽ ảnh hưởng khá lớn đến con, từ đó trẻ càng thêm sợ.
Sau khi tiêm xong, đừng quên khen ngợi con đã làm rất tốt và đáng khen thưởng, ngay cả khi bé đã khóc thét vì sợ hãi. Đừng nên quát mắng con mà hãy tặng cho con một phần thưởng để động viên con trong những lần tiếp theo. Chắc chắn bé sẽ rất hứng thú và vui vẻ.
Nguồn: bacsy.edu.vn