Lâu nay phù phổi cấp huyết động luôn được xác định là một căn bệnh nguy hiểm, tuy nhiên nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về căn bệnh này có tác hại như thế nào?
- Mối liên quan giữa viêm xoang và viêm họng mạn tính là gì?
- Tìm hiểu các dự phòng lây nhiễm HIV
- Các phương thức lây và không lây truyền HIV
Bệnh phù phổi cấp huyết động
Tìm hiểu về bệnh phù phổi cấp huyết động
Theo các bác sĩ nội khoa thì phù phổi cấp là tình trạng ứ dịch ở khoảng kẽ và phế nang dẫn đến rối loạn trao đổi khí phế nang – mao mạch phổi và gây nên tình trạng suy hô hấp cấp trên lâm sàng. Phù phổi cấp huyết động là hậu quả của nhiều bệnh tim mạch: Tăng huyết áp, hẹp hai lá, nhồi máu cơ tim, các rối loạn nhịp nhanh…, đây là một cấp cứu nội khoa đòi hỏi phải được phát hiện sớm và xử lí chính xác, hợp lí nếu không người bệnh có nguy cơ tử vong cao.
Thông thường khi mắc bệnh người bệnh sẽ được các bác sĩ chuẩn đoán bệnh như sau:
- Cơn khó thở đột ngột xuất hiện ngày càng tăng làm người bệnh hoảng hốt, vã mồ hôi, nghẹt thở, nhiều người có cảm giác như sắp chết.
- Bệnh nhân thường thở nhanh tần số thở 30 – 40 chu kì/phút, phải ngồi để thở, tím môi và đầu chi, trường hợp nặng có thể thấy khạc ra bọt hồng.
- Nhịp tim thường nhanh 100 – 150 chu kì/phút, tùy theo tình trạng bệnh tim cụ thể mà có thể nghe thấy các tiếng tim bệnh lí khác nhau (rung nhĩ, rung tâm trương nếu có hẹp van hai lá hoặc tiếng ngựa phi nếu có bệnh cơ tim hay nhồi máu cơ tim).
- Nghe phổi thường gặp ran ẩm ở hai đáy phổi. Trường hợp điển hình có thể thấy ran ẩm ở đáy phổi dâng lên như sóng triều (hiếm gặp).
- Đo huyết áp có thể bình thường hoặc tăng. Tuy nhiên, khi suy hô hấp xuất hiện bệnh nhân có thể tụt áp, rối loạn ý thức…
Các xét nghiệm của phù phổi cấp huyết động.
- Chụp X quang tim phổi: Có thể thấy hình ảnh của bệnh tim nguyên nhân (hình tim hẹp hai lá hay tăng huyết áp). Có thể gặp hình ảnh mờ lan tỏa từ rốn phổi lan sang hai bên (hình cánh bướm).
- Điện tim: Có thể thấy các biểu hiện của bệnh tim nguyên nhân (nhồi máu cơ tim, dày nhĩ trái, dày thất phải của hẹp van hai lá hay dày thất trái trong tăng huyết áp).
- Siêu âm tim: Có thể giúp phát hiện các tổn thương của van hai lá, van động mạch chủ, bệnh cơ tim hay nhồi máu cơ tim.
- Các xét nghiệm máu: Khí máu trong giai đoạn sớm, pO2 và pCO2 đều giảm, khi bệnh tiến triển nặng hơn pO2 giảm trong khi pCO2 lại tăng. Khi pO2 giảm dưới 50 mmHg, pCO2 tăng trên 50 mmHg đặt nội khí quản và thở máy là cần thiết. Các xét nghiệm sinh hóa (CK, tốc độ máu lắng, đông máu cũng rất có ích trong việc đánh giá tình trạng chung bệnh tim mạch ở bệnh nhân).
- Thăm dò huyết động: Thường thấy áp lực tĩnh mạch trung tâm cao, áp lực mao mạch phổi bít cao.
Những cách điều trị bệnh phù phổi cấp huyết động
Những cách điều trị phù phổi cấp huyết động
– Nếu không có tụt áp, đặt bệnh nhân ở tư thế ngồi thõng chân, garo ba chi luân chuyển.
– Nếu bệnh nhân tỉnh, hợp tác tốt, cho thở oxy 100% qua mặt nạ, mục đích là phải đưa bão hoà oxy máu > 90%.
– Nếu cơ sở cấp cứu có điều kiện, nên cho người bệnh thở máy không xâm nhập ngoài tác dụng hỗ trợ tăng trao đổi khí phổi, còn giúp làm giảm tiền gánh và hậu gánh thất trái.
– Trường hợp người bệnh suy hô hấp nặng, có rối loạn ý thức, phải đặt nội khí quản, hút dịch và đờm dãi qua nội khí quản, thở máy xâm nhập.
Với những thông tin được bác sĩ tư vấn hi vọng có thể giúp chúng ta hiểu về căn bệnh phù phổi cấp huyết động để từ đó có biện pháp phòng tránh sao cho phù hợp.
Nguồn: bacsy.edu.vn