Đang ngủ thì bị giật mình có ảnh hưởng gì không?
Theo các bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược, Đang ngủ bị giật mình là tình trạng khi đang ngủ thì xuất hiện những cơn giật mình, kèm theo cảm giác lo âu và sợ hãi. Nếu tình trạng này xảy ra quá nhiều, chất lượng giấc ngủ sẽ giảm sút, dẫn đến mệt mỏi và buồn ngủ vào ngày hôm sau.
Giật mình khi đang ngủ không được xem là một chứng bệnh hay rối loạn liên quan đến hệ thống thần kinh. Đây là một cơn co giật xảy ra đột ngột, thường vào giai đoạn đầu của giấc ngủ. Tình trạng này dễ xảy ra hơn khi chúng ta bước vào giấc ngủ quá nhanh. Thông thường, nhịp tim và nhịp thở giảm dần để vào giấc ngủ, nhưng khi cơ thể quá mệt mỏi, quá trình giảm nhịp này diễn ra rất nhanh. Điều này khiến não bộ phản ứng bằng một cơn giật mình, gây ra tình trạng giật mình khi ngủ.
Mức độ giật mình khi ngủ ở mỗi người khác nhau; có người chỉ bị nhẹ và không nhận ra, nhưng có người bị nặng, ảnh hưởng đến giấc ngủ và thậm chí có thể gây mất ngủ vào lúc nửa đêm.
Tại sao đang ngủ lại bị giật mình?
Theo các bác sĩ tư vấn sức khỏe, Nguyên nhân gây ra tình trạng đang ngủ thì bị giật mình thức giấc vẫn chưa được tìm thấy đầy đủ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đưa ra giả thuyết về các yếu tố sau đây được cho là có liên quan đến hiện tượng này:
- Tư thế ngủ không đúng: Khi tư thế ngủ sai, não bộ có thể nhận biết và cho rằng có một sự nguy hiểm đối với cơ thể, khiến chúng ta không thể đi sâu vào giấc ngủ và xuất hiện những cơn giật mình sau đó.
- Căng thẳng: Làm việc và học tập quá sức dẫn đến lo âu và căng thẳng, và điều này được truyền đến não bộ, gây ra tình trạng giật mình khi ngủ.
- Uống thức uống có chứa caffeine: Cà phê, trà và các loại đồ uống chứa caffeine khác có thể gây mất ngủ và mệt mỏi, từ đó dễ xảy ra những cơn giật mình khi ngủ.
- Ăn nhiều thức ăn chứa dầu mỡ hoặc đồ uống có cồn, gas: Những loại thực phẩm và đồ uống này khiến cơ thể khó đi vào giấc ngủ hơn, gây ra tình trạng giật mình đột ngột khi ngủ.
- Cơ thể thiếu calci: Thiếu calci làm hệ thần kinh – cơ gặp nhiều rối loạn khi hoạt động, dẫn đến các cơ co thường xuyên hơn khi ngủ và dây thần kinh hoạt động nhiều hơn, khiến những cơn giật mình xuất hiện. Thiếu các chất khác như magie và vitamin B12 cũng có thể gây nên tình trạng này.
Phòng tránh tình trạng đang ngủ bị giật mình
Giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho hay, Một số phương pháp có thể áp dụng tại nhà để tránh co giật khi ngủ bao gồm:
- Ngủ đủ 7 – 9 tiếng mỗi ngày, ngủ và dậy đúng giờ: Duy trì thói quen ngủ đều đặn giúp cơ thể có một chu kỳ giấc ngủ ổn định.
- Không nên tập thể dục trước khi đi ngủ khoảng 6 giờ đồng hồ: Tập thể dục sát giờ ngủ có thể làm tăng mức năng lượng và làm khó đi vào giấc ngủ.
- Thư giãn trước khi ngủ: Thực hiện các hoạt động như tắm nước nóng, xoa bóp, hoặc đọc sách để thư giãn cơ thể và tâm trí.
- Ngủ đúng tư thế: Tư thế ngủ được các bác sĩ khuyến nghị là nằm nghiêng sang bên hoặc nằm ngửa để giảm nguy cơ giật mình khi ngủ.
- Lựa chọn không gian phòng ngủ thích hợp: Đảm bảo phòng ngủ có ánh sáng, âm thanh, và chất liệu nệm phù hợp để tạo môi trường ngủ thoải mái.
- Hạn chế uống đồ uống có gas, cồn và caffeine trước khi ngủ: Những đồ uống này có thể làm gián đoạn giấc ngủ và gây giật mình.
- Giữ tâm trạng thoải mái, ít căng thẳng trước khi ngủ: Giảm stress bằng cách thực hiện các kỹ thuật thư giãn như thiền hoặc hít thở sâu.
- Cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cần thiết: Đảm bảo thực đơn hàng ngày chứa đủ vitamin B12, calci, magie để hỗ trợ hệ thần kinh và cơ bắp hoạt động tốt.
- Hạn chế ăn đồ dầu mỡ: Duy trì chế độ ăn giàu chất xơ và hoa quả để cơ thể dễ tiêu hóa và có giấc ngủ ngon hơn.
Tình trạng đang ngủ bị giật mình không hiếm gặp và nhiều khi có thể ảnh hưởng đến chất lượng sống. Nếu thay đổi lối sống tích cực nhưng vẫn không cải thiện được, bệnh nhân nên đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và tìm nguyên nhân một cách chính xác hơn.