Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Sống chung với hội chứng ruột kích thích cần duy trì chế độ dinh dưỡng như thế nào?

Sống chung với hội chứng ruột kích thích cần duy trì chế độ dinh dưỡng để gia tăng sức đề kháng và bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

Hội chứng ruột kích thích là gì?

Hội chứng ruột kích thích là gì?

Hội chứng ruột kích thích là gì?

Theo các bác sĩ tư vấn, hội chứng ruột kích thích là một rối loạn nhu động đại tràng (ruột già), còn được biết đến tên khác là bệnh Đại tràng co thắt. Các biểu hiện cơ năng thường gặp bao gồm: những cơn đau nhói bụng, đau bụng kèm đầy hơi, có thể kèm theo tiêu chảy hoặc táo bón. Đa phần hội chứng ruột kích thích sẽ không gây tổn thương không hồi phục nên ruột già mặc dù triệu chứng gây ra cho bệnh nhân là rất khó chịu, ảnh hưởng chất lượng sinh hoạt hàng ngày. Bệnh không gây ra viêm nhiễm, hầu như không làm thay đổi cấu trúc mô của ruột cũng không làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.

Trong đa số trường hợp, khi người bệnh học cách quản lý lối sống, áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh và hạn chế căng thẳng, tình trạng bệnh có thể được kiểm soát. Hội chứng ruột kích thích ít khi gây ra các dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng.

Sống chung với hội chứng ruột kích thích cần duy trì chế độ dinh dưỡng như thế nào?

Mặc dù việc thay đổi lối sống và chế độ ăn uống không hiệu quả ngay lập tức, nhưng theo các bác sĩ gia đình, đây là giải pháp giải pháp dài hạn, không phải tạm thời. Trong đa số trường hợp, lối sống đơn giản và chế độ ăn uống lạnh mạnh có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.

Tăng cường các chất xơ

Đối với bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích, chất xơ có thể giúp giảm đáng kể triệu chứng liên quan táo bón. Mặc dù theo hướng ngược lại, nó có thể làm tình trạng chướng hơi và đau bụng nặng lên. Vì vậy, hướng xử trí đúng đắn nhất là tăng dần dần thành phần chất xơ trong chế độ ăn uống trong khoảng một tuần. Ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa chất xơ như ngũ cốc, trái cây, rau, đậu…

Trong trường hợp các dấu hiệu và triệu chứng không thuyên giảm hoặc nặng hơn, cần thông báo cho bác sĩ hoặc chuyên viên dinh dưỡng.

Sống chung với hội chứng ruột kích thích cần duy trì chế độ dinh dưỡng như thế nào?

Sống chung với hội chứng ruột kích thích cần duy trì chế độ dinh dưỡng như thế nào?

Tránh các loại thực phẩm có hại

Nhiều bệnh nhân phản ánh triệu chứng bệnh xấu đi rõ rệt khi ăn một số thực phẩm nhất định. Ví dụ: gây ra táo bón hoặc tiêu chảy khi dùng sữa sô cô la hoặc rượu. Đầy hơi khó chịu khi uống đồ uống có ga và một số loại trái cây và rau quả. Khi nhận thấy những loại thực phẩm nhất định làm cho các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng ruột kích thích nặng hơn, đơn giản là đừng ăn chúng.

Ăn đủ bữa, ăn đúng giờ 

Việc ăn đúng giờ, ăn vào cùng thời gian mỗi ngày để giúp điều chỉnh chức năng của ruột. Bởi vậy việc bỏ bữa hoặc ăn vặt không được khuyến khích đối với bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích.

Nên chia nhỏ bữa ăn, ăn nhiều bữa ăn để hạn chế triệu chứng của tiêu chảy. Nhưng trong trường hợp đang bị táo bón, nên ăn số lượng lớn thực phẩm giàu chất xơ để giúp thực phẩm di chuyển qua đường ruột dễ dàng hơn.

Cân nhắc khi sử dụng các sản phẩm sữa

Đối với những bệnh nhân mắc hội chứng bất dung nạp lactose, nên thử thay sữa chua cho sữa. Hoặc nếu vẫn sử dụng sản phẩm từ sữa thì dùng kèm enzyme giúp phân hủy lactose. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể buộc phải loại bỏ thực phẩm từ sữa hoàn toàn khỏi chế độ ăn. Trong trường hợp đó, cần chế độ ăn bổ sung đủ nhu cầu protein, canxi và vitamin B từ các nguồn khác.

Uống nhiều nước mỗi ngày

Cố gắng uống nhiều nước mỗi ngày, ưu tiên nước lọc. Ngược lại, hạn chế rượu, caffein bởi chúng kích thích ruột và có thể làm cho tiêu chảy nặng hơn; hạn chế thức uống có ga có thể làm chướng bụng nặng hơn.

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục luôn được khuyến khích như một giải pháp giúp làm giảm căng thẳng và trầm cảm. Tập luyện đúng cách cũng đóng vai trò nhất định trong việc kích thích các cơn co thắt bình thường của ruột và qua đó gián tiếp làm giảm các triệu chứng bệnh.

Sử dụng thuốc chống tiêu chảy và thuốc nhuận tràng cẩn thận

Khi sử dụng thuốc chống tiêu chảy, như là Imodium hoặc Kaopectate, chỉ nên sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả. Điều tương tự cũng được khuyến cáo khi chỉ định các thuốc nhuận tràng.

Nếu trong trường hợp các bệnh nhân duy trì chế độ dinh dưỡng và luyện tập như trên bệnh không thuyên giảm thì cần đến các trung tâm Y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

Nguồn: bacsy.edu.vn