Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Phương pháp điều trị và cách phòng chống thiếu sắt sao cho hiệu quả?

Sắt nắm vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể con người, đặc biệt là đối với quá trình tạo máu, tạo hồng cầu. Vì vậy, cần có phương pháp điều trị và cách phòng chống thiếu sắt sao cho hiệu quả?

Người bị thiếu sắt thường xuyên cảm thấy mệt mỏi

Người bị thiếu sắt thường xuyên cảm thấy mệt mỏi

Người bị thiếu sắt sẽ như thế nào?

Theo Bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn khi thiếu sắt, người bệnh sẽ bị thiếu máu. Bởi vậy, họ thường xuất hiện những triệu chứng như sau:

Mệt mỏi bất thường

Nhiều người không hay để ý bởi họ coi mệt mỏi được coi là biểu hiện bình thường trong cuộc sống hiện nay do công việc bận rộn hoặc áp lực cuộc sống gây ra.

Tuy nhiên khi bị thiếu máu do thiếu sắt ngoài tình trạng mệt mỏi cơ thể còn có các dấu hiệu như yếu ớt, mức năng lượng thấp, khó tập trung hay giảm năng suất làm việc.

Da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt

Khi thiếu sắt, cơ thể không thể sản xuất đủ hemoglobin cho các tế bào máu đỏ, kết quả làm làn da sẽ bị nhợt nhạt hơn.  Bên cạnh đó, còn xuất hiện lưỡi nhợt, nhẵn do mất hoặc mòn gai lưỡi, lông, tóc, móng khô dễ gãy.

Đau ngực, khó thở

Điều này sẽ thường xuyên xảy ra và trở nên nặng hơn khi gắng sức, hoạt động thể lực. Triệu chứng này có thể vì hàm lượng hemoglobin trong cơ thể ít hơn bình thường dẫn đến oxy vận chuyển đến các tế bào bị hạn chế.

Chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu

Nguồn gốc của việc này là do oxy lên não không đủ làm các mạch máu sưng lên, gây áp lực dẫn đến đau đầu hoặc đau nửa đầu.

Tim đập nhanh

Đây cũng là một trong những triệu chứng do thiếu sắt gây ra. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy tim.

Bác sĩ tư vấn Dinh dưỡng Gia đình chia sẻ, như mọi người đã biết, thiếu sắt sẽ gây ra thiếu máu. Mà điều này có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào với cả nam giới và nữ giới. Tuy nhiên, có 3 đối tượng cần hết sức lưu ý với vấn đề này:

  • Phụ nữ ở độ tuổi sinh nở.
  • Phụ nữ ở giai đoạn thai kỳ và cho con bú.
  • Trẻ em, thường là trẻ em từ 6-24 tháng tuổi và đặc biệt là trẻ em sinh thiếu tháng.

Phương pháp điều trị và cách phòng chống thiếu sắt sao cho hiệu quả?

Phương pháp điều trị

  • Hạn chế truyền máu, chỉ truyền máu trong trường hợp thiếu máu nặng, mất bù.
  • Bổ sung các dạng chế phẩm sắt bằng truyền tĩnh mạch hoặc dung dịch uống, viên nén, khuyến khích sử dụng thuốc bổ sung sắt dạng uống.
  • Chỉ định sử dụng sắt đường truyền tĩnh mạch trong các trường hợp: thiếu máu thiếu sắt nặng; cơ thể không hấp thu được sắt khi dùng dạng uống như cắt đoạn ruột, dạ dày, bệnh bẩm sinh; thiếu máu trong khi bệnh mạn tính hoặc viêm nhiễm đang tiến triển.
  • Bổ sung sắt qua thức ăn và uống các chế phẩm chứa sắt.

Cách phòng chống thiếu sắt hiệu quả

  • Tuân thủ chế độ ăn cân đối giàu sắt, vitamin như thịt màu đỏ (thịt bò, thịt trâu…), hải sản, thịt gia cầm, trứng, bột bánh mì, đậu, lạc, các loại rau xanh đậm như rau ngót, dền, muống,… Đồng thời làm tăng hấp thu sắt bằng uống nước hoa quả như cam, chanh khi ăn thức ăn nhiều sắt.
  • Bổ sung sắt trong suốt thời kỳ mang thai. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) , phụ nữ mang thai cần ổ sung là 60mg sắt/ngày và 400 µg folic acid trong suốt thời gian thai kỳ. Bổ sung sắt định kỳ cho phụ nữ không mang thai, mỗi tuần 1 viên trong 3 tháng, 3 tháng nghỉ, sau đó tiếp tục bổ sung 3 tháng. Lặp lại chu kỳ này trong năm.
  • Nên nuôi trẻ bằng sữa mẹ hoặc sữa bổ sung sắt dành cho trẻ trong năm đầu đời, vì sắt trong sữa mẹ được hấp thu hơn sữa bột.
  • Tuân thủ chế độ ăn cân đối giàu sắt và vitamin như thịt màu đỏ (thịt bò, thịt trâu…), hải sản, thịt gia cầm, trứng, bột bánh mì, đậu, lạc, các loại rau xanh đậm như rau ngót, dền, muống,… Đồng thời làm tăng hấp thu sắt bằng uống nước hoa quả như cam, chanh khi ăn thức ăn nhiều sắt.
  • Không nên uống trà, cà phê ngay sau ăn sẽ làm giảm khả năng hấp thu sắt của cơ thể.
  • Các bệnh nhiễm ký sinh trùng, sốt rét, nhiễm trùng là một trong những lí do dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt bởi các ký sinh trùng đường ruột gây tác hại lớn nhất cho cơ thể. Do đó, cần tẩy giun định kỳ hàng năm cho phụ nữ và trẻ em trên 2 tuổi.

Dược sĩ – Giảng viên Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ, thông qua bài viết trên, các bạn đã hiểu được tầm quan trọng của sắt đối với sức khỏe và cơ thể con người. Vì vậy, hãy xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt thật hợp lí để bổ sung sắt mỗi ngày.