Tuy không phải một căn bệnh quá nguy hiểm nhưng trĩ lại gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống của người bệnh và gây nên một số biến chứng đối với bệnh nhân.
- Nguy cơ tiềm ẩn khi ứ dịch lòng tử cung sau sinh
- Kẽm – vi chất quan trọng thường xuyên bị bỏ quên
- Triệu chứng và chẩn đoán viêm điểm bám gân và mô mềm quanh khớp
Những thông tin cần biết về cách điều trị bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là một trong những bệnh phổ biến và đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn trực tràng đến nhập viện, được hình thành do quá trình dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch gây nên. Theo bác sỹ tư vấn, có khoảng 75% dân số sẽ mắc bệnh trĩ tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời của mình. Tỷ lệ mắc bệnh trĩ tăng cao sau 30 tuổi và tăng mạnh từ sau 45 tuổi. Có 3 loại trĩ đó là:
- Trĩ nội: Bắt nguồn từ đám rối tĩnh mạch trĩ trên, ở phía trên đường lược (hay phía trên cơ thắt hậu môn)
- Trĩ ngoại: Xuất phất từ đám rối tĩnh mạch trĩ dưới, chân búi trĩ nằm ở dưới đường lược hay dưới cơ thắt hậu môn, trĩ ngoại được che phủ bởi da hậu môn
- Trĩ hỗn hợp: Trĩ phối hợp trĩ nội và trĩ ngoại ở các mức độ khác
Nguyên nhân gây bệnh trĩ là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trĩ, có thể kể đến một số nguyên nhân thường gặp như:
- Táo bón: Đây được coi là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh trĩ. Khi bị táo bón kéo dài bệnh nhân khó đại tiện phải liên tục rặn để đẩy phân ra ngoài sẽ làm dãn các đám rối tĩnh mạch hình thành nên búi trĩ .
- Tính chất công việc: Một số công việc có tính chất đặc thù phải đứng lâu, ngồi lâu ít đi lại, ngồi xổm, khuân vác nặng…..sẽ dồn trọng lượng của cơ thể xuống trực tràng, hậu môn và vùng chậu. Từ đó đám rối tĩnh mạch khó lưu thông máu bình thường và dẫn tới tắc nghẽn hình thành nên búi trĩ
- Thói quen đại tiện xấu: Như đọc sách báo, chơi game, rặn mạnh….trong lúc đại tiện
- Ăn uống: Ăn nhiều thịt, cá, dầu mỡ, rượu bia… mà hạn chế rau, củ, quả, chất xơ dẫn đến thức ăn khó tiêu hóa, làm tăng nguy cơ gây táo bón góp phần thúc đầy hình thành nên búi trĩ
- Tuổi tác: Khi tuổi cao sẽ làm giảm độ đàn hồi và hoạt động của đám rối tĩnh mạch tại hậu môn tạo, bên cạnh đó do chế độ dinh dưỡng, thói quen của người cao tuổi như hạn chế ăn rau củ quả, uống ít nước, lười vận động… tăng nguy cơ bị táo bón dẫn đến nguy cơ bị trĩ tăng cao
- Béo phì và thừa cân: Thừa cân, béo phì khiến sức nặng của cơ thể dồn nén xuống các thành tĩnh mạch hậu môn, và bắt đầu hình thành nên những búi trĩ.
Nhưng biểu hiện thường gặp ở bệnh trĩ
Trĩ được coi là 1 loại bệnh học có biểu hiện ban đầu là đại tiện khó khăn, ngứa rát hậu môn, đi ngoài ra máu và đau rát nhiều hơn. Chảy máu là triệu chứng có sớm và thường gặp nhất.
- Mức độ nhẹ: máu bám vào phân và giấy vệ sinh khi đi ngoài.
- Mức độ vừa: máu chảy thành giọt khi đi ngoài
- Mức độ nặng: khi đi ngoài hoặc ngồi xổm máu chảy thành tia như cắt tiết gà.
Nhưng biểu hiện thường gặp ở bệnh trĩ
Lúc đầu, đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn và có thể tự tụt vào được. Về sau, khối lồi ra to lên dần và không tự tụt vào mỗi khi đi cầu nữa, mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu mô
Cách đề phòng bệnh trĩ hiệu quả
Để phòng tránh bệnh trĩ, chúng ta có một số biện pháp như:
- Giữ vệ sinh vùng hậu môn
- Ăn nhiều thực phẩm có chất xơ như ăn nhiều trái cây, rau, củ quả ( khoảng 20g -25g chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày
- Uống nhiều nước: từ 1,5l – 2 l nước mỗi ngày
- Giữ tinh thần thoải mái tránh căng thẳng, stress
- Tăng cường vận động, thể dục thể thao
- Tập thói quen đi đại tiện đúng giờ, loại bỏ thói quen xấu khi đi đại tiện
- Tránh ngồi xổm, đứng, ngồi lâu
Nguồn: bacsy.edu.vn