Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Những thông tin cần biết về bệnh bong gân và sái cơ

Khi làm việc quá sức, cơ thể đột ngột bị sưng đau khớp hoặc cơ. Ðiều này có thể xảy ra khi phải thay đổi hướng hoặc cúi đột ngột. Những chấn thương có thể là bong gân hoặc sái cơ.

Những thông tin cần biết về bệnh bong gân và sái cơ

Những thông tin cần biết về bệnh bong gân và sái cơ 

Một số thông tin về bệnh bong gân

Bong gân là tình trạng căng hoặc rách dây chằng. Dây chằng là những dải mô xơ dai nối xương này với xương khác. Chúng giúp giữ ổn định khớp, ngăn cử động quá tầm. Bong gân thường do thay đổi hướng nhanh hoặc va chạm. Vị trí hay bị bong gân là cổ chân và đầu gối.

Sái cơ là tình trạng căng hoặc rách cơ. Loại chấn thương này thường xảy ra khi cơ co mạnh và đột ngột, hoặc khi cơ bị kéo căng bất thường. Chấn thương vùng khoeo là loại sái cơ hay gặp nhất. Theo Vật lý trị liệu Sài Gòn tư vấn, bong gân và sái cơ khác nhau về mức độ nặng. Dấu hiệu và triệu chứng tùy thuộc vào mức độ nặng.  Bong gân có thể gây sưng nhanh. Nói chung, càng đau và sưng, chấn thương càng nặng. Dấu hiệu và triệu chứng của bong gân gồm:

  • Nhẹ: dây chằng bị căng quá mức hoặc rách nhẹ. Vùng chấn thương bị đau, nhất là khi cử động, và thường nề đỏ. Không sưng nhiều. Bạn có thể dồn trọng lượng lên khớp.
  • Vừa: các sợi của dây chằng bị rách, nhưng chúng không đứt hoàn toàn. Khớp sưng nề, đau và khó cử động. Vùng chấn thương bị sưng và có thể đổi màu do xuất huyết. Bạn có thể cảm thấy không vững khi đứng trên một chân.
  • Nặng: một hoặc nhiều dây chằng bị đứt hoàn toàn. Vùng chấn thương bị đau. Bạn không thể cử động khớp bình thường hoặc dồn trọng lượng lên đó. Nếu bạn thử bước đi, chân của bạn sẽ đau như thể sắp rời ra. Khớp sưng to và có thể đổi màu. Khó phân biệt loại chấn thương này với gãy xương hoặc trật khớp cần điều trị. Bạn có thể cần nẹp để ổn định khớp hoặc phẫu thuật trong một số trường hợp chấn thương dây chằng.

Dấu hiệu và triệu chứng của sái cơ bao gồm

Một số dấu hiệu và triệu chứng của sái cơ là:

  • Nhẹ: đau và cứng xảy ra khi bạn cử động và kéo dài một vài ngày.
  • Vừa: cơ bị rách một phần gây đau, sưng và bầm tím nhiều hơn. Ðau có thể kéo dài 1-3 tuần.
  • Nặng: cơ bị rách hoặc đứt. Bạn có dấu hiệu chảy máu trong rõ, sưng và bầm tím quanh cơ. Cơ có thể hoàn toàn không hoạt động, và có thể bạn phải mổ nếu cơ bị đứt rời khỏi xương.

Nguyên nhân gây bong gân và sái cơ là do đâu?

Bong gân và sái cơ rất hay xảy ra và hầu hết là chấn thương nhẹ. Cơ bị căng hoặc thậm chí có thể rách khi nó bị kéo quá mức hoặc đột ngột. Loại chấn thương này thường xảy ra khi cơ co mạnh và đột ngột. Sái cơ có thể xảy ra khi bạn trượt băng, chạy, nhảy, nâng vật nặng hoặc nâng sai tư thế. Theo nhiều thông tin của giảng viên Vật lý trị liệu Sài Gòn cho biết, bong gân là một loại bệnh học xảy ra khi bạn bị giãn quá mức hoặc rách dây chằng trong khi tỳ mạnh lên khớp. Bạn có thể bị bong gân cổ chân hoặc gối khi đi bộ hoặc tập luyện trên bề mặt không phẳng. Bong gân cũng xảy ra khi bạn ngã không khéo sau khi nhảy hoặc quay trong lúc tập điền kinh.

Nguyên nhân gây bong gân và sái cơ là do đâu?

Nguyên nhân gây bong gân và sái cơ là do đâu?

Các yếu tố nguy cơ góp phần gây bong gân và sái cơ gồm:

  • Chăm sóc kém: thiếu chăm sóc có thể làm cơ yếu và dễ bị chấn thương.
  • Mệt mỏi: cơ bị mỏi thường giảm khả năng chống đỡ tốt cho khớp. Khi bạn mệt, bạn cũng dễ có cử động vụng về có thể tỳ mạnh lên khớp hoặc làm cơ căng quá mức.
  • Kéo giãn và khởi động không đúng: khởi động và kéo giãn đúng trước khi hoạt động nặng làm mềm cơ và tăng tầm cử động của khớp, khiến cơ ít cứng hơn và ít bị chấn thương và rách hơn.

Phương pháp điều trị và phòng ngừa bong gân và sái cơ hiệu quả

Ðiều trị bong gân hoặc sái cơ tùy thuộc vào mức độ nặng của chấn thương. Với bong gân và sái cơ nhẹ. Bác sỹ sẽ đề nghị các biện pháp tự chăm sóc cơ bản và thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen (Advil, Nuprin…) hoặc acetaminophen (Tylenol..). Không uống aspirin trong một vài giờ đầu sau khi bị sái cơ vì aspirin làm tăng chảy máu.

Trong trường hợp bong gân và sái cơ nhẹ hoặc vừa, chườm đá lên chỗ đau càng sớm càng tốt để giảm sưng. Trong trường hợp nặng, bác sỹ có thể bất động vùng chấn thương bằng dây đeo hoặc nẹp, đôi khi có thể phải mổ.

Phòng ngừa

Các bài tập kéo giãn và sức mạnh trong hoạt động thể thao, là một phần trong chương trình chăm sóc thể lực chung, có thể giúp giảm thiểu nguy cơ bong gân và sái cơ. Nếu bạn dễ bị bong gân, bọc, treo hoặc quấn đầu gối, cổ chân hoặc khuỷu tay có thể giúp ích trong khi hồi phục chấn thương và khi lần đầu tiên trở lại chơi thể thao hoặc hoạt động. Ðối với nhiều người, bọc, treo hoặc quấn là những biện pháp bảo vệ nhất thời tốt nhất. Bạn có thể bảo vệ khớp lâu dài bằng cách tập luyện và chăm sóc cơ quanh khớp đã từng bị chấn thương. Loại băng đeo tốt nhất mà bạn có thể tặng cho mình chính là cơ của bạn. Hãy hỏi bác sỹ về các bài tập thích hợp. Cũng nên dùng giày nâng đỡ và bảo vệ.

Nguồn: Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn