Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc long đờm

Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể phản ứng khi tiếp xúc với chất kích thích, là cơ chế tự bảo vệ chống lại các tác nhân gây bệnh. Thuốc long đờm giúp làm thoát chất nhầy khỏi đường hô hấp một cách dễ dàng, thường được sử dụng trong các trường hợp ho có đờm.

Các loại thuốc long đờm hiện có

Theo các bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược, Dựa vào cơ chế tác dụng, các loại thuốc long đờm được phân chia như sau:

Nhóm thuốc long đờm có tác dụng lên đường hô hấp (thuốc loãng đờm)

Các loại thuốc này kích thích tăng tiết dịch trên đường hô hấp, làm tăng thể tích và giảm độ nhớt của chất tiết. Đồng thời, chúng thúc đẩy hoạt động của hệ thống lông mao, tạo điều kiện thuận lợi để loại bỏ chất nhầy khỏi đường hô hấp. Trong nhóm này có các hoạt chất như guaifenesin, ipecacuanha, muối amoni, muối iod, natri benzoat, terpin hydrate…

Nhóm thuốc long đờm có tác dụng trực tiếp lên đờm (thuốc tiêu đờm)

Các loại thuốc này thay đổi cấu trúc của đờm bằng cách phá vỡ các liên kết hóa học trong đờm (như cầu nối disulphur, cầu nối oligosaccharides), nhưng không làm tăng thể tích hay khối lượng của đờm. Chúng giảm độ nhớt và độ quách của đờm, từ đó làm cho đờm dễ dàng bị đẩy ra khi có ho. Trong nhóm này có các hoạt chất như acetylcystein, ambroxol, bromhexin, carbocysteine…

Liều sử dụng các thuốc long đờm

Đa phần các thuốc long đờm được khuyến cáo có thể sử dụng nhiều lần trong ngày. Liều dùng khuyến cáo của một số thuốc long đờm được tóm tắt qua bảng sau:

 Lạm dụng thuốc long đờm gây ra biến chứng gì?

Theo các bác sĩ tư vấn sức khỏe, Việc tự y áp dụng thuốc mà không được thăm khám và tư vấn từ nhân viên y tế có thể dẫn đến việc không kiểm soát được các vấn đề liên quan đến bệnh lý hô hấp. Điều này có thể là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ho kèm đờm và các triệu chứng tái phát nhiều lần.

Hơn nữa, các thuốc long đờm cũng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như sau:

  • Thuốc loãng đờm: Bạn cần lưu ý rằng cơ chế tăng bài tiết dịch tại đường hô hấp cũng có thể gây tăng tiết dịch vị tại dạ dày, tiềm ẩn nguy cơ gây đau dạ dày.
  • Các thuốc là muối iot:: Việc sử dụng muối iot trong thời gian dài có thể dẫn đến tích lũy thuốc, đặc biệt cần đề phòng khi áp dụng cho trẻ em và bệnh nhân có bướu giáp.

Ngoài ra, các tác dụng phụ khác của thuốc long đờm có thể bao gồm rối loạn tiêu hóa, chóng mặt, nhức đầu, phát ban ở da, buồn nôn, nôn, buồn ngủ, và ù tai. Việc này đặt ra yêu cầu cần sự thận trọng và sự giám sát của người chuyên môn trong quá trình điều trị.

Lưu ý khi sử dụng thuốc long đờm

Các thuốc long đờm thường chỉ đóng vai trò hỗ trợ trong điều trị triệu chứng và không nên tự y áp dụng. Thời gian sử dụng thuốc thường kéo dài từ 8-10 ngày và không nên sử dụng quá thời gian quy định.

Khi sử dụng các loại thuốc long đờm, việc kết hợp với các phương pháp khác như vỗ rung hoặc hút đờm (nếu cần thiết) là quan trọng để giúp đờm dễ dàng thoát ra ngoài.

Giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho hay, Người bệnh cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng thuốc nếu có tiền sử một số bệnh lý, ví dụ như bệnh hen, vì thuốc có thể gây co thắt phế quản. Ngoài ra, trong trường hợp có bệnh lý dạ dày, việc sử dụng thuốc long đờm có thể tăng tiết dịch vị dạ dày, điều này cũng cần được xem xét và giám sát kỹ lưỡng.