Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Những điều cần biết về bệnh thiếu men G6PD ở trẻ

Thiếu men G6PD (Glucose-6-phosphate dehydrogenase) là một bệnh thường gặp ở người. Trên thế giới hiện nay có khoảng 400 triệu người, vùng Nam Á là vùng có tỷ lệ mắc bệnh tương đối cao 3-5%.

Những điều cần biết về bệnh thiếu men G6PD ở trẻ

Bệnh thiếu men G6PD là một bệnh thiếu men bẩm sinh thường gặp ở trẻ. Bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể X nên nam giới có khả năng mắc bệnh cao hơn nữ. Mẹ mang bệnh có thể truyền cho con trai, con gái chỉ có thể bị bệnh khi cả bố và mẹ đều mang gen bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh thiếu men G6PD ở trẻ

Theo các bác sĩ tư vấn, trẻ em mắc bệnh thiếu men G6PD do nhận gen lặn bất thường nằm trên nhiễm sắc thể giới tính từ bố mẹ. Bệnh thiếu men G6PD xảy ra do hơn 140 loại đột biến gen G6PD tại điểm Xq28. Những đột biến đó dẫn đến sự thay đổi cấu trúc axit amin tạo men G6PD, gây ra sự thiếu hụt men G6PD.

Biểu hiện bệnh thiếu men G6PD ở trẻ

Ở trẻ sơ sinh có 2 biểu hiện lớn nhất để phát hiện ra bệnh thiếu men G6PD :

  • Thiếu máu huyết tán: Khi trẻ mắc bệnh, mảng tế bào hồng cầu kém bền, dễ bị vỡ trước các tác nhân gây oxy hóa dẫn đến hậu quả là hiện tượng huyết tán do tế bào hồng cầu bị vỡ ra.
  • Vàng da sơ sinh kéo dài: Trẻ mắc bệnh thiếu men G6PD sẽ có triệu chứng da bị vàng từ ngày thứ 3 – 8 sau sinh. Nhiều bố mẹ sẽ nhầm lẫn với hiện tượng vàng da sinh lý. Nhưng nếu tình trạng kéo dài, nên đưa bé đi khám vì nếu trẻ mắc bệnh, có thể gây ra biến chứng thần kinh, trí não chậm phát triển…

Nếu không bị vàng da nặng thì trẻ vẫn có cuộc sống hoàn toàn bình thường như những em bé khác. Tuy nhiên việc sử dụng một số thực phẩm, dược phẩm có chất oxy hóa cao sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe bệnh nhân.

Hậu quả bệnh thiếu men G6PD ở trẻ

Hậu quả bệnh thiếu men G6PD ở trẻ

Bệnh thiếu men G6PD ở trẻ có thể để lại hậu quả rất nghiêm trọng, các bác sĩ đã thống kê hậu quả như sau:

  • Hiện tượng tán huyết ở trẻ mắc bệnh làm tăng lượng bilirubin trong máu gây tình trạng thiếu máu, kéo theo triệu chứng vàng da, vàng mắt, suy thận.
  • Khi xảy ra tan huyết, lượng oxy sẽ không đủ để đi nuôi cơ thể, dẫn tới thể trạng không ổn định, mệt mỏi, thở gấp, tim đập không đều, đau bụng, đau thắt lưng và nước tiểu vàng sẫm.

Nếu trẻ bị vàng da nặng trong 2 tuần đầu sau sinh, trẻ rất dễ bị tổn thương não gây ra bại não, chậm phát triển trí tuệ và cả thể lực.

Lưu ý đối với trẻ mắc bệnh thiếu men G6PD

Nếu tình trạng bệnh không nghiêm trọng thì trẻ vẫn có cuộc sống như người mạnh khỏe bình thường. Tuy nhiên cũng cần lưu ý tới chế độ ăn uống như sau:

Tránh các loại thực phẩm, dược phẩm có tính oxy hóa cao như: đậu tằm, các loại thuốc gây tán huyết như thuốc kháng sinh; thuốc điều trị giun sán; thuốc điều trị sốt rét… không sử dụng băng phiến để cho vào tủ quần áo; thận trọng với một số thuốc Đông y.

Đối với các bà mẹ đang cho con bú nên đặc biệt chú ý để tránh tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng ở con, không tự ý mua thuốc, tự điều trị cho bé mà phải hỏi ý kiến và cho con uống thuốc theo đơn của bác sĩ.

Ngoài ra, bệnh nhi mắc bệnh thiếu men G6PD bẩm sinh cũng cần có chế độ chăm sóc đặc biệt để ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Bố mẹ nên tránh cho con những tình trạng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt là nhiễm virus và vi khuẩn.

Lưu ý đối với trẻ mắc bệnh thiếu men G6PD

Trong cuốn cẩm nang sức khỏe có ghi rõ, ở giai đoạn sơ sinh, hậu quả nặng của bệnh sẽ gây tổn thương nghiêm trọng hơn cho trẻ và để lại di chứng lâu dài. Cách nhanh nhất là các bố mẹ nên tham gia chương trình sàng lọc sơ sinh cho bé ngay từ khi sinh ra: sau 48 – 72h sau sinh, lấy máu ở gót chân của bé và xét nghiệm sàng lọc để kịp thời phát hiện nếu trẻ bị bệnh và điều trị ngay trong vòng 15 ngày đầu đời của con.

Nguồn: bacsy.edu.vn