Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Những dấu hiệu cho thấy bạn đang có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm

Trầm cảm là căn bệnh tâm lý phổ biến và được nhận biết bởi những dấu hiệu khác nhau tuy nhiên phần lớn mọi người đều chịu ảnh hưởng đến cảm xúc.

Trầm cảm là căn bệnh tâm lý phổ biến

Trầm cảm là căn bệnh tâm lý phổ biến

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy trầm cảm là bệnh có thể gặp ở bất kì người nào, không phải chỉ những trường hợp gặp phải những biến cố tâm lý mới có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Hiện nay theo thống kê ở việt nam thì có đến 36.000 – 40.000 trường hợp tự tử do trầm cảm. Những biểu hiện bệnh của mỗi người là khác nhau tuy nhiên phần lớn mọi người đều bị ảnh hưởng bởi cảm xúc và khả năng giao tiếp hàng ngày. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những triệu chứng của bệnh trầm cảm để có thể có biện pháp điều trị và khắc phục kịp thời. 

Hội chứng rối loạn cảm xúc

Trầm cảm thường là hậu quả của việc não bộ bị mất cân bằng vì vậy mà tinh thần của người bệnh thường rất tiêu cực, cảm thấy bản thân kém cỏi và thường tự trách, lên án bản thân vì những sai lầm hoặc khiếm khuyết trong cuộc sống. Những triệu chứng thường thấy và được cho là phổ biến nhất ở những bệnh nhân mắc trầm cảm đó là những cảm giác chán nản, tuyệt vọng và đôi khi cảm thấy cảm giác trống rỗng và kéo theo đó là sự trốn tránh giao tiếp với xã hội. Những tâm trạng này nếu phát triển và kéo dài hơn trong vòng 2 năm thì có thể chuyển biến thành chứng trầm cảm kinh niên.

Đặc biệt hội chứng rối loạn cảm xúc thường xuất hiện và có dấu hiệu rất nghiêm trọng ở phụ nữ sau khi sinh, cảm giác vô vọng, đau khổ khiến họ có những suy nghĩ từ bỏ cuộc sống. .

Cảm giác cơ thể mệt mỏi

Các bác sĩ tốt nghiệp Cao đẳng Y Dược cho biết những bệnh nhân mắc chứng trầm cảm thường cảm thấy cơ thể luôn luôn ở trong trạng thái thiếu năng lượng và mệt mỏi, đôi khi đối với những hoạt động vệ sinh cá nhân cũng trở nên rất miễn cưỡng. Mệt mỏi cũng là một nguyên nhân dẫn đến những triệu chứng khác như sự cô lập, thờ ơ và trốn tránh giao tiếp với xã hội. Trong tâm trí của họ luôn có những cảm giác lo lắng, cho rằng mình ở trong trạng thái nguy hiểm dù không hề có mối đe dọa nào xảy ra. Kèm theo những thay đổi trong cảm xúc, bệnh nhân trầm cảm cũng thường xuyên gặp những vấn đề về sức khỏe như cơ thể đau nhức, những vấn đề về đường tiêu hóa, hiện tượng chuột rút,….

Phụ nữ sau khi sinh có nguy cơ cao mắc bệnh trầm cảm

Phụ nữ sau khi sinh có nguy cơ cao mắc bệnh trầm cảm 

Thói quen sinh hoạt cũng như lối sống hàng ngày người bệnh xáo trộn bởi những ảnh hưởng của chứng trầm cảm vô cùng đáng lo ngại. Hiện tượng mất ngủ về đêm hay ngủ trong thời gian kéo dài không muốn tỉnh giấc xảy ra thường xuyên khiến sự mệt mỏi ngày càng trầm trọng hơn, không thể tập trung, chất lượng công việc cũng vì thế mà thay đổi.

Trầm cảm khiến cho thời gian và chế độ ăn uống thay đổi, khi thì có cảm giác thèm ăn, khi thì chán. Những điều này cũng đều là những điều dễ có thể nhận thấy bởi rất nhiều người thường lựa chọn việc ăn uống để giải tỏa bớt căng thẳng mệt mỏi của bản thân, tuy nhiên ăn uống không kiềm chế có thể khiến cơ thể gặp phải tình trạng quá tải, tăng cân béo phì kèm theo là những vấn đề sức khỏe, hệ tim mạch.

Trạng thái tự cô lập bản thân

Triệu chứng rõ ràng và phổ biến ở người trầm cảm đó là những sự suy giảm khả năng não bộ dẫn đến trí nhớ bị ảnh hưởng, không có khả năng trung giải quyết vấn đề, đôi khi với những trường hợp nặng còn có thể khiến người bệnh bị mất trí tạm thời.

Cảm thấy mệt mỏi và thất vọng trong những cuộc đối thoại giao tiếp với những người xung quanh khiến bạn tự động tách mình ra khỏi đám đông, dần trở nên cô lập bản thân, từ chối những chuyến đi chơi cùng bè, dành ít thời gian cho gia đình và không còn hứng thú với những giao tiếp trong cuộc sống.

Hiệu quả công việc giảm sút

Cô Nguyễn Xuân Thanh- cựu sinh viên Cao đẳng Dược Hà Nội cho biết dấu hiệu của bệnh trầm cảm thường là những cảm xúc vô cùng tiêu cực, không còn những cảm xúc hứng thú đối với công việc hàng ngày, ngay cả đối với những hoạt động yêu thích trước đây cũng không thể thay đổi được cảm xúc lúc này. Ở trong trạng thái cáu gắt và bực bội ngay cả với những vấn đề nhỏ nhặt là nguyên nhân khiến mối quan hệ giao tiếp xã hội xung quanh trở nên tồi tệ hơn, công việc cũng vì vậy mà đi xuống.

Trầm cảm khiến người bệnh luôn bực bội và dễ cáu gắt

Trầm cảm khiến người bệnh luôn bực bội và dễ cáu gắt

Suy nghĩ về cái chết

Nghiêm trọng nhất trong những biểu hiện của người mắc chứng trầm cảm đó là những suy nghĩ về việc kết thúc cuộc đời của chính mình hoặc những hành động gây hại đến bản thân và những người xung quanh, những dấu hiệu này cho thấy tình trạng bệnh rất xấu cần có sự can thiệp và điều trị kịp thời bởi các chuyên gia, bác sĩ tâm lý.

Nguồn: bacsy.edu.vn