Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
Chia sẻ:

Những dấu hiệu cảnh báo bạn đang suy nhược cơ thể

Dấu hiệu cơ bản nhất của suy nhược cơ thể là mệt mỏi toàn thân kéo dài với những biểu hiện lo âu, khó ngủ, mệt mỏi, năng suất làm việc giảm đi đáng kể.

Dấu hiệu cơ thể bị suy nhược

Suy nhược cơ thể xảy ra mọi lứa tuổi ở nam và nữ, trong đó độ tuổi từ 30-40 có nguy cơ cao nhất, phụ nữ thường bị ảnh hưởng nhiều hơn nam giới.

Theo chuyên gia Trường THPT Sài Gòn thì Các triệu chứng của suy nhược cơ thể bao gồm:

  • Mệt mỏi, kiệt sức, hay đổ mồ hôi trộm, da xanh xao, đôi khi ngất xỉu
  • Đau yếu kéo dài hơn 6 tháng
  • Viêm họng, đau cơ, đau khớp nhưng không sưng đỏ
  • Nổi hạch lympho mềm; Nhức đầu, khó ngủ
  • Thấy khó chịu kéo dài hơn 24 tiếng sau khi đã cố gắng hết sức
  • Khó nhớ hoặc kém tập trung về một vấn đề nào đó
  • Lo lắng, bối rối, bi quan, dễ cáu gắt
  • Thờ ơ và trầm cảm
  • Cảm giác chán ăn, đầy hơi, buồn nôn, giảm ngon miệng, sụt cân
  • Tính khí thất thường
  • Giảm khả năng tình dục…

Một số nguyên nhân khiến cơ thể suy nhược như: thiếu máu thiếu sắt, hạ đường huyết, nhiễm trùng toàn thân, tăng bạch cầu đơn nhân, suy giảm miễn dịch, thay đổi nồng độ hormon của vùng dưới đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận, huyết áp thấp…

Suy nhược cơ thể cũng có thể không đo lường được như do nhiễm virus, viêm khớp dạng thấp hay Lupus ban đỏ. Một số người lao động quá sức, ăn uống kiêng khem, thiếu chất dinh dưỡng hoặc bệnh nhân sau phẫu thuật, sau sinh đẻ… dễ dẫn đến bệnh này. Tuy nhiên, trên thực tế, đa số trường hợp không có nguyên nhân rõ ràng hay từ bệnh cụ thể nào.

Suy nhược cơ thể nếu không được khắc phục kịp thời, chứng bệnh có thể nặng lên và xuất hiện thêm nhiều triệu chứng như: sợ hãi vô cớ, sống khép kín, không muốn tiếp xúc với người khác, kèm theo ác mộng về đêm khiến người bệnh không thể ngủ được hoặc khó ngủ. Từ đó, dẫn đến những hệ lụy như tư duy kém, khó tập trung tư tưởng, hay quên, phản xạ thần kinh chậm lại, cử chỉ hành vi đôi khi không chính xác…

Với những dấu hiệu suy giảm sức khỏe kể trên, người bị suy nhược cơ thể sẽ không thích làm việc hoặc không hăng hái, mau mệt và năng suất cũng như chất lượng công việc kém… Do vậy, họ thường gặp thất bại, chán nản và buông xuôi.

Cần làm gì khi cơ thể bị suy nhược

Theo các chuyên gia tại trường Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết Người bị suy nhược cơ thể nên đi khám bệnh, bác sĩ sẽ cho thuốc và tư vấn một số hướng điều trị tích cực, đó là điều trị theo chương trình hoạt động thể chất đặc biệt và điều trị hành vi để giúp bạn giảm triệu chứng suy nhược cơ thể.

Cần đi khám bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường hoặc thay đổi nào của cơ thể. Điều này giúp bác sĩ xác định và điều trị sớm những vấn đề tiềm ẩn trong cơ thể, đồng thời ngăn ngừa tình trạng suy nhược tiến triển xấu đi.

Người bệnh cần có chế độ sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, điều độ trong quá trình điều trị bệnh. Đặc biệt, nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt và tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ. Nghỉ ngơi trong ngày bằng cách đi bộ hoặc thư giãn (thư giãn ít nhất 1 hoặc 2 lần/tuần). Tránh những stress, tập thư giãn, tập thở là một trong những phương cách tốt giúp cơ thể điều chỉnh nhịp thở.

Cần xoa bóp chân tay, nhất là vùng lưng và các khớp gối, để điều hòa khí huyết trong cơ thể. Tham gia hội nhóm, trò chuyện với người có vấn đề tương tự để cùng nhau giúp đỡ. Không tạo áp lực cho bản thân, không nên thức đêm nhiều, tốt nhất là ngủ sớm, đủ giấc (7 tiếng/đêm) và ngủ sâu. Làm những công việc quan trọng nhất vào buổi sáng khi sức lực còn nhiều. Nhờ sự giúp đỡ ở nhà và nơi làm việc khi vượt quá sức.