Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
Chia sẻ:

Nhận biết và cách phòng bệnh đau mắt đỏ

Với thời tiết thất thường như hiện nay, dịch đau mắt đỏ lại bắt đầu xuất hiện. Cách nhận biết và làm gì để phòng bệnh trong thời tiết cuối thu đầu đông.

Nhận biết và cách phòng bệnh đau mắt đỏ

Phân biệt đau mắt đỏ với mắt không bị đau

Bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc dịch hay viêm kết mạc họng hạch là tên chung của một bệnh do Adenovirus gây nên và rất dễ lây lan thành dịch. Dù là bệnh lành tính nhưng nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách, sẽ gây ra những biến chứng khó lường như loét giác mạc dẫn đến mù lòa.

Cách nhận biết bệnh đau mắt đỏ

Trong chuyên mục Bệnh học hôm nay ta sẽ tìm hiều về bệnh đau mắt. Đau mắt đỏ có thể lây qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay, đặc biệt nước mắt người bệnh là nơi chứa rất nhiều virus khi ta tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh.

Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh thường có biểu hiện chính là mắt đỏ và có ghèn. Họ sẽ cảm thấy đau rát mắt, sưng mắt hoặc là ngứa mắt. Thông thường, đối với người bị đau mắt đỏ sẽ đỏ một mắt trước, sau đó mới lan sang mắt thứ hai vào buổi sáng thức dậy hai mắt khó mở do nhiều dử dính chặt. Dử mắt có thể màu xanh hoặc màu vàng tùy tác nhân gây bệnh. Mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, chảy nước mắt rất khó chịu.

Ngoài ra, một số người còn có triệu chứng như mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, ho, thị lực bị suy giảm và xuất hiện hạch ở tai. Tuy nhiên, nếu bệnh mà nặng, mắt có thẻ bị sưng đỏ, có màng trong mắt, xuất huyết dưới kết mạc,…

Phòng bệnh đau mắt đỏ như thế nào?

Đau mắt đỏ là bệnh cấp tính, dễ lây nhưng thường lành tính và ít để lại di chứng nhưng thường gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và lao động của người bệnh. Với những  trường hợp bệnh kéo dài, có thể gây biến chứng và ảnh hưởng đến thị lực sau này nên mọi người cần có ý thức phòng bệnh tốt và xử trí kịp thời khi mắc bệnh. Vì vậy, cần phòng bệnh bằng cách vệ sinh sạch sẽ và cách ly với người bị bệnh. Cụ thể như sau:

Kể cả khi không có dịch cũng phải luôn đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước và sau khi đi vệ sinh, không đưa tay lên dụi mắt, mũi miệng; không dùng chung đồ cá nhân: khăn mạt, thuốc nhỏ mắt, khẩu trang,..

Vệ sinh mắt, mũi, họng hằng ngày bằng những lọ thuốc nhỏ mắt, mũi, nước súc miệng thông thường.

Hạn chế đến những nơi đông người đặc biệt là những nơi có nhiều mầm bệnh như bệnh viện, công viên, bể bơi,…

Cách điều trị bệnh đau mắt đỏ

Cách điều trị bệnh đau mắt đỏ

Cách điều trị bệnh đau mắt đỏ

Theo Bác sĩ tư vấn: cách điều trị có hiệu quả nhất là tìm được nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, khi có những biểu hiện ở trên người dân nên đi khám tại cơ sở chuyên khoa mắt, không được tự ý mua thuốc nhỏ mắt, hay chữa bằng các mẹo dân gian như: xông lá trầu, bỏ qua việc điều trị truyền tai tiêm kháng sinh vào mắt.

Nguyên tắc khi rửa mắt là rửa bên mắt bị đau nhẹ trước, mắt nặng sau. Cần dùng gạc hứng nước dưới đuôi mắt, không để nước từ mắt chảy ra dính xuống giường, đệm sẽ dễ lây bệnh cho người xung quanh. Rửa sạch hai mắt xong, dùng gạc sạch lau khô dử mắt và hãy đi rửa tay bằng xà phòng thật sạch rồi mới nhỏ thuốc. Đây là bước quan trọng nhất trong chăm sóc mắt đau mắt đỏ nên người bệnh cần lưu ý.

Đau mắt đỏ mấy ngày thì khỏi? Là câu hỏi của nhiều người bệnh. Nếu rửa mắt đúng cách thường sau 3 – 4 ngày, mắt sẽ không còn tiết dử, đỡ chói nhưng vẫn đỏ, và nước mắt bớt chảy hơn. Đại đa số bệnh nhân chỉ cần thực hiện rửa mắt mỗi ngày thì sau 7 – 10 ngày là khỏi mà không cần dùng thêm loại thuốc nào.

Và người bệnh cần lưu ý: Nếu viêm kết mạc do vi khuẩn, có thể dùng dung dịch rửa mắt như nước muối 0,9%, sau đó tra dung dịch kháng sinh và mỡ kháng sinh như tobramyxin, ofloxaxin… có thể uống thêm thuốc giảm phù. Và nếu viêm kết mạc do virus, thường dùng kháng sinh tra mắt để phòng bội nhiễm chứ kháng sinh không diệt được virus. Trong trường hợp viêm kết mạc có giả mạc phải bóc giả mạc trước khi tra thuốc để thuốc ngấm tốt hơn và nhanh khỏi hơn.

Vệ sinh khi đau mắt đỏ

Vệ sinh khi đau mắt đỏ

Người bệnh cần nghỉ ngơi, điều trị cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc nhãn khoa và đau mắt đỏ kiêng ăn thịt gà để mắt nhanh khỏi. Sau 5-7 ngày, nếu bệnh không giảm cần tái khám, hạn chế giao tiếp tránh lây lan cho người khác trong thời gian bị đau mắt.

Ngoài ra, cần tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng, hoa quả, vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng để nhanh lành bệnh hơn; uống nhiều nước, nghỉ ngơi, tránh khói bụi, đeo kính mát cho mắt khi đi ra ngoài.

Bác sĩ khuyên người bệnh khi đang bị đau mắt đỏ kiêng quan hệ để không lây cho người không mắc bệnh.

Đối với người chưa mắc bệnh cần hạn chế tiếp xúc với người bệnh, khi tiếp xúc nên có khẩu trang và tránh nhìn trực tiếp vào mắt của người bệnh.

Với trẻ nhỏ bị đau mắt đỏ, không đưa trẻ đến trường học hoặc nơi đông người trong thời gian bị bệnh. Các bậc phụ huynh cần chăm sóc bé thật cẩn thận, khi rửa mắt cho bé cần vệ sinh tay chân thật sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn.

Khi thấy bệnh có hiện tượng nặng hơn, mắt mờ đi, người bệnh cần tới ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám. Nếu bệnh không kịp thời được điều trị, chăm sóc cẩn thận, người bệnh sẽ bị giảm thị lực, gây sẹo.

Nguồn: bacsy.edu.vn