Chứng thiếu máu ở trẻ rất khó nhận biết, tuy nhiên nếu để ý quan sát thì bạn có thể nhận biết chứng thiếu máu ở trẻ qua những dấu hiệu dưới đây.
- “Vạch trần” những hiểu lầm về việc nuôi con bằng sữa mẹ.
- Bệnh zona thần kinh – nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị.
Chứng thiếu máu ở trẻ là gì?
Thiếu máu ở trẻ nhỏ là tình trạng bất thường của hồng cầu (hay còn gọi là hồng huyết cầu) hoặc những trẻ có lượng hemoglobin thấp hơn bình thường (hemoglobin là nguyên liệu tạo nên hồng cầu).
Chứng thiếu máu ở trẻ là gì?
Hồng cầu đóng vai trò như “chiếc xe tải”, dùng để chở oxy trong máu. Khi ta hít vào, không khí có chứa oxy đi vào phổi, oxy được khuyếch tán từ phổi vào trong máu, tại đây oxy được gắn lên bề mặt của hồng cầu và hồng cầu chở oxy đến các cơ quan khắp nơi trong cơ thể.
Nguyên nhân gây ra chứng thiếu máu ở trẻ nhỏ
Sự bất thường trong huyết cầu tố: Cấu trúc và chức năng của tế bào hồng cầu phụ thuộc vào chất lượng và số lượng huyết cầu có trong cơ thể. Một số bệnh di truyền có thể gây ra sự bất thường trong huyết cầu tố. Chính điều này sẽ làm cho hồng cầu giảm. Khi tủy xương không thể bắt kịp với các tế bào chết gây nên tình trạng thiếu máu.
Thiếu dinh dưỡng thích hợp: Để tạo hồng cầu cơ thể của bé cần đủ lượng sắt, B12 và vitamin. Khi cơ thể bé thiếu sắt và vitamin dẫn tới tình trạng sản xuất không đủ hồng cầu trong cơ thể nên dẫn đến thiếu máu. Điều này thường sảy ra ở những trẻ trên 1 tuổi và trẻ sơ sinh thiếu tháng.
Biến dạng trong tủy xương: Tủy xương đóng vài trò quan trọng trong việc sản xuất hồng cầu. Nên bệnh ung thư bạch cầu hay ung thư tủy xương sẽ dẫn tới sự sụt giảm trong sản xuất hồng cầu.
Nguyên nhân gây ra chứng thiếu máu ở trẻ nhỏ
Những dấu hiệu nhận biết chứng thiếu máu ở trẻ.
Thông thường trẻ bị thiếu sắt không có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào do lượng sắt dự trữ trong cơ thể sụt giảm chậm. Khi bệnh đã chuyển sang thiếu máu, bạn có thể nhận thấy những dấu hiệu dưới đây của trẻ.
Trẻ trở nên suy yếu, kém hoạt bát, mệt mỏi hay quấy khóc, dễ cáu kỉnh. Vẻ ngoài trẻ cũng thay đổi: nước da xanh và niêm mạc nhợt nhạt. Ngoài ra trẻ còn trở nên biếng ăn, bị chóng mặt hay cảm thấy có đốm sáng trước mặt.
Nhịp tim nhanh cũng là một triệu chứng của thiếu máu, bởi vì thiếu máu là thiếu hồng cầu chuyên chở oxy, gây ra thiếu oxy đến các cơ quan. Do đó, cơ thể bù lại bằng cách tăng nhịp tim lên để đẩy máu đi với tốc độ nhanh hơn, hay được hiểu như là tăng tốc độ của “xe” chuyên chở oxy lên để chở đủ oxy giao cho mô.
Thiếu máu do thiết sắt nếu nặng sẽ làm trẻ chậm phát triển thể chất và khả năng vận động (chậm biết ngồi, đứng, đi), tóc thưa dễ gãy, dễ rụng, móng tay, móng chân biến dạng, gan lách to…
Trẻ còn bị giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng nhưng quan trọng nhất là làm giảm chỉ số thông minh, giảm khả năng tư duy, sáng tạo, kết quả học tập kém.
Theo Khoahoctv. (https://bacsy.edu.vn/ Sưu tầm)